MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Miếng gỗ vứt chỏng chơ không ai đếm xỉa, lao công nhặt đi bán chưa được 100k, bất ngờ bị đòi bồi thường hơn nửa tỷ: Tòa án ra phán quyết lật ngược thế cục

13-03-2024 - 16:30 PM | Sống

Miếng gỗ vứt chỏng chơ không ai đếm xỉa, lao công nhặt đi bán chưa được 100k, bất ngờ bị đòi bồi thường hơn nửa tỷ: Tòa án ra phán quyết lật ngược thế cục

Người lao công không ngờ rằng chủ sở hữu bất ngờ xuất hiện, kiên quyết cho rằng đó là gỗ quý và đòi bồi thường mức giá "trên trời".

Một người lao công ở Hạ Môn, Trung Quốc đã nhặt tấm ván giường ở hành lang một căn hộ để đem bán phế liệu, nhận được 25 NDT (khoảng 85 nghìn đồng). Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, cô nhận được lệnh triệu tập của tòa án và có người yêu cầu cô bồi thường 170.000 NDT (tương đương hơn 580 triệu đồng). Con số trên trời khiến người này lập tức phát hoảng.

Người khởi kiện là bà Chen đã trình bày lý do: Tấm ván giường này được làm bằng gỗ quý, do bố chồng mua làm giường tân hôn của họ, trị giá 150.000 NDT, đến nay đã sử dụng gần 30 năm và có ý nghĩa rất lớn.

Khi được hỏi tại sao lại đặt vật quan trọng như vậy ở hành lang trong suốt nửa tháng, bà Chen cho biết, chồng bà đã qua đời cách đây không lâu nên bà có một thời gian rất đau buồn. Ở địa phương này, mọi người đều cho rằng, giường của người quá cố phải được dỡ bỏ, làm sạch và sau đó thay thế bằng chăn ga gối mới. Thế nên bà Chen đã tháo ván giường, vệ sinh xong thì để ở hành lang để phơi nắng phơi gió. Kết quả là sau một thời gian, ván giường đã biến mất. Bà yêu cầu kiểm tra camera giám sát của khu chung cư thì phát hiện người lao công đã di chuyển đi nơi khác.

Bà lập tức liên hệ với người lao công để tìm lại tài sản. Tuy nhiên, khi đó tấm ván giường đã được đem bán vào trạm phế liệu, sau đó lại được bán qua tay nhiều lần và không thu hồi được.

Cuối cùng, bà Chen bực tức đã kiên quyết kiện người lao công ra tòa để đòi 170.000 NDT (trong đó có 20.000 NDT là bồi thường thiệt hại về tinh thần).

Bản thân người lao công cũng cảm thấy rất oan uổng. Công việc của bà là dọn rác nên khi thấy nó nằm trên hành lang, lại không có bất kỳ thông tin liên quan nào tới chủ sở hữu, bà đã quyết định tự xử lý nó.

Miếng gỗ vứt chỏng chơ không ai đếm xỉa, lao công nhặt đi bán chưa được 100k, bất ngờ bị đòi bồi thường hơn nửa tỷ: Tòa án ra phán quyết lật ngược thế cục- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Theo Bộ luật dân sự Trung Quốc quy định, tài sản vô chủ là tài sản không có chủ sở hữu hoặc không xác định được chủ sở hữu, chẳng hạn như tài sản bị bỏ rơi. Đối với tình trạng pháp lý của tài sản vô chủ, trong trường hợp pháp luật không có quy định đặc biệt thì quyền sở hữu được xác lập theo nguyên tắc chiếm hữu trước.

Tuy nhiên, đối với vật thất lạc thông thường, theo Điều 109 Bộ luật dân sự Trung Quốc, người tìm thấy vật bị thất lạc không thể chiếm được quyền sở hữu vật bị thất lạc, mà phải trả lại vật đã tìm thấy cho chủ sở hữu hoặc giao cho cơ quan công an địa phương.

Trong câu chuyện trên, nếu vật thất lạc là đồ trang sức có giá trị cao, có lẽ người lao công sẽ nhận thức được hành vi của mình có thể đem tới thiệt hại cho chủ sở hữu và phải chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng nếu đem bán sang tay. Nhưng với chiếc ván giường, nhìn bề ngoài khó có thể biết nó có giá trị hay không, lại đã qua thời gian sử dụng lâu ngày, tất cả nguyên nhân đã dẫn tới vụ việc như trên.

Miếng gỗ vứt chỏng chơ không ai đếm xỉa, lao công nhặt đi bán chưa được 100k, bất ngờ bị đòi bồi thường hơn nửa tỷ: Tòa án ra phán quyết lật ngược thế cục- Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Tòa án Hạ Môn cũng xem xét kỹ lời khai và bằng chứng các bên cung cấp. Trong đó, người lao công cho biết, ván giường đã để ở hành lang một thời gian dài mà không có người lấy lại, lúc đó bà mới coi như rác bị bỏ đi. Sau đó, khi bà thu gom rác cũng cố tình đợi thêm 4-5 ngày xem có ai liên hệ, tới tìm lấy lại hay không. Qua khoảng thời gian này, bà mới xử lý như rác rưởi thông thường và bán cho trạm phế liệu.

Nhiệm vụ của người lao công đã được quy định rõ ràng là dọn dẹp rác ở lối đi công cộng, bà cho rằng mình không vi phạm quy định và hoàn thành nghĩa vụ trong phạm vi kinh nghiệm chuyên môn.

Cuối cùng, tòa án Hạ Môn (Trung Quốc) nhận định người lao công không có lỗi và không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường. Yêu cầu của bà Chen bị bác bỏ.

Tòa án cũng giải thích thêm, pháp luật bảo vệ tài sản hợp pháp của công dân nhưng hành vi để đồ đạc cá nhân ở nơi công cộng của bà Chen vốn là sai trái. Theo luật phòng cháy chữa cháy của quốc gia này, nếu các đồ vật chất đống ở khu vực công cộng gây nguy cơ hỏa hoạn hoặc cản trở giao thông hoặc lối vào thì công ty quản lý tài sản có quyền dọn dẹp, xử lý.

Miếng gỗ vứt chỏng chơ không ai đếm xỉa, lao công nhặt đi bán chưa được 100k, bất ngờ bị đòi bồi thường hơn nửa tỷ: Tòa án ra phán quyết lật ngược thế cục- Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Việc để tấm ván giường bằng gỗ ở nơi công cộng thực chất là xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu khác trong cùng tòa nhà. Trừ khi được sự đồng ý của chủ sở hữu khác và thông báo trước cho nhân viên quản lý tài sản, đồng thời đảm bảo không gây ảnh hưởng đến giao thông cũng như an toàn của tập thể, việc này mới có thể thực hiện, nhưng cũng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định.

*Nguồn: Sohu

Thùy Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên