Nhảy việc vì mệt mỏi với văn hoá công ty
Nghỉ việc vì không muốn đi team building - nghe có vẻ vô lý nhưng chỉ khi trải qua, bạn mới hiểu cái khó của người trong cuộc.
- 04-06-20232 năm “nhảy việc” 300 công ty, cặp đôi siêu lừa lợi dụng lỗ hổng kiếm tới 1,9 tỷ VND một tháng bằng "năng lực ảo"
- 11-05-2023Làm 3 năm chẳng tăng lương, tôi quyết nhảy việc vì cho rằng sếp bất công: Lời chia tay của lãnh đạo khiến tôi giật mình tỉnh ngộ
- 07-05-2023Chuyên "bắt lỗi" công ty rồi nhảy việc 9 lần trong 4 năm, tôi hối hận khi càng "đổi" càng tệ hơn trước: Biết sớm 2 điều đã không thất nghiệp
*Dưới đây là chia sẻ của một độc giả tên Tiểu Nguyên trên diễn đàn Toutiao (Trung Quốc)
Tôi mới "nhảy" việc. Nguyên nhân trực tiếp là không muốn nhảy bao bố trong dịp team building, còn nguyên nhân nói rộng ra, tôi không muốn tiếp tục chịu đựng văn hoá của công ty.
Năm nay 29 tuổi, tôi đang làm việc cho một công ty trong lĩnh vực logistics. Sau khi sinh em bé, vì không muốn ảnh hưởng đến công việc và có thêm cơ hội phát triển sự nghiệp, tôi nhanh chóng quay lại đi làm. Về cơ bản, có thể gọi tôi là một mẹ bỉm văn phòng.
Tất nhiên sẽ có những khó khăn nhưng đó là quyết định của tôi và được gia đình hỗ trợ nên chẳng có gì đáng phàn nàn. Điều đáng nói là giám đốc và ban lãnh đạo có niềm đam mê mãnh liệt với team building. Nếu các công ty bình thường, mỗi năm chỉ có 1 - 2 lần tổ chức hoạt động tập thể cho nhân viên thì chúng tôi tháng nào cũng có, không lớn thì nhỏ, không của công ty thì của bộ phận.
Sắp tới công ty tổ chức một chuyến du lịch biển 2 ngày kết hợp team building. Theo thông báo từ bộ phận nhân sự, nhân viên vắng mặt bị tính là nghỉ làm và cũng cắt luôn tiền du lịch.
Tôi nghe xong mà không thốt nên lời. Bởi các hoạt động thế này chắc chắn sẽ có trò chơi vận động, đòi hỏi tinh thần đồng đội và lăn xả từ mỗi thành viên như nhảy bao bố, chạy tiếp sức, vượt chướng ngại vật,...
Và không khó để hình dung ra cảnh tượng thế này: Những gương mặt mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tóc bết, toàn thân được bọc một chiếc bao bố, cố sống cố chết nhảy về đích. Chưa kể có thể phải đối mặt với những tình huống khó đỡ như nhảy cùng đồng nghiệp hay chẳng may ngã thì sẽ lãnh đủ cát vào mặt. Dù thế nào thì tôi cũng không muốn tham gia!
Hơn nữa tôi còn con nhỏ nên nghĩ rằng mình càng có lý do để xin phép vắng mặt. Nhưng sau khi nghe trình bày, công ty đưa ra quyết định cuối cùng, tôi có thể không đi team building, đồng thời không có tiền du lịch và tiền thưởng cuối năm cũng bị trừ đi một nửa. Các sếp còn đánh giá thái độ của tôi là không hoà đồng với đồng nghiệp, cách đối xử cũng lạnh nhạt hơn so với trước đây.
Sau khi nghe xong phản hồi này, tôi quyết định nộp đơn nghỉ việc.
Đây không phải là việc làm bốc đồng bởi hoạt động gắn kết đồng nghiệp của công ty thường khiến tôi khó xử.
Còn nhớ một ngày nọ, khi tôi chuẩn bị tan làm, đang vội vàng thu dọn đồ đạc trên bàn để về nhà với con thì nhận được tin nhắn từ trưởng nhóm. Tối hôm đó bộ phận tổ chức tiệc, vì có sự tham gia của giám đốc nên mọi người bắt buộc có mặt.
Tôi nhận tin nhắn như sét đánh ngang tai vì vừa mệt mỏi sau một ngày làm việc, vừa không muốn cười cười nói trên bàn tiệc và chỉ nghĩ đến con đang ở nhà. Tối hôm đó, bữa tiệc kết thúc lúc 10 tối, về đến nhà thấy con thiếp ngủ đi với vệt nước mắt chưa khô, tôi cũng không kìm được mà khóc oà lên.
Bỏ việc vì team building nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng chỉ khi nào phải tham gia những hoạt động triền miên dù chẳng hề thích thú bạn mới hiểu cảm giác này.
Tôi hoàn toàn có thể hiểu cho mục đích của team building là hoạt động giúp gắn kết đồng nghiệp, tạo cơ hội tương tác cho nhân viên và xây dựng văn hoá công ty. Nói một cách hoa mỹ hơn, team building cho phép nhân viên nhìn thấy những khía cạnh khác của đồng nghiệp, thắt chặt mối quan hệ và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc trong tương lai.
Nhưng team building cũng cần được xây dựng theo nhu cầu và mong muốn của nhân viên, không thể hoàn toàn làm theo sở thích, quyết định của lãnh đạo. Bạn có nghĩ như vậy không?
Phụ nữ Việt Nam