MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được

12-03-2021 - 09:27 AM | Sống

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được

Trần Tuấn Việt là nhiếp ảnh gia Việt cộng tác cùng National Geographic, Getty Images, Google Arts.

Đầu 2021, người dùng Internet Việt Nam xốn xang khi thấy hơn 1300 tấm ảnh tuyệt đẹp của Việt Nam thuộc triển lãm trực tuyến “Kỳ quan Việt Nam” có trên Google Arts & Culture. Những nhân vật tầm cỡ như Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Trùng Khánh, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink Giám đốc cấp cao Google Arts & Culture Trâm Nguyễn thể hiện rõ sự hào hứng khi được chiêm ngưỡng và giới thiệu sản phẩm này với thế giới.

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 1.
Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 2.
Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 3.

Qua những tấm ảnh, không chỉ bạn bè quốc tế tò mò muốn khám phá Việt Nam mà ngay cả người Việt cũng sẽ thêm yêu và tự hào về những danh thắng của đất nước mình

Thông tin đặc biệt và gây bất ngờ nhất trên nền tảng triển lãm “Kỳ quan Việt Nam” là về tác giả được Google tin tưởng lựa chọn làm đối tác thực hiện hơn 1300 bức hình. Đó chính là Trần Tuấn Việt - nhiếp ảnh gia 15 năm trong nghề với vô số thành tựu. Anh cũng là nhiếp ảnh gia Việt duy nhất cộng tác với National Geographic từ năm 2019 trên nền tảng Instagram.

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 4.

Trần Tuấn Việt (1983) là nhiếp ảnh gia hiện đang công tác và sinh sống tại Hà Nội

Những tấm ảnh thuộc thể loại văn hoá, phong cảnh Việt Nam của Trần Tuấn Việt đã nhiều lần được vinh danh trên các bảng xếp hạng quốc tế. Bên cạnh đó, anh còn nhận Huy chương vàng cuộc thi Nhiếp ảnh nghệ thuật Quốc tế lần 9, giải nhất hạng mục Ảnh Du lịch cuộc thi ảnh quốc tế thường niên của tạp chí Smithsonian…

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 5.

“Đan lưới” - được chụp vào 1/2018, lọt vào chung kết và là ảnh nổi bật trong giải thưởng “Nhiếp ảnh gia môi trường thế giới” năm 2018

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 6.

Tấm ảnh chụp chân dung cô gái người Chăm với đôi mắt đặc biệt, do mắc hội chứng heterochromia iridis (loạn sắc tố mống mắt) được đăng trên cộng đồng nhiếp ảnh National Geographic ngày 11/06/2020. Ảnh đoạt giải trong cuộc thi “Eyes2020” của ứng dụng nhiếp ảnh Agora

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 7.

“Cân bằng” - ảnh chụp những người thợ bắt khung định vị trên đường dây diện cao thế vào 04/2017 là bức ảnh thực hiện kỳ công nhất của Trần tuấn Việt: 6 lần đi về liên tiếp với tổng quãng đường hơn 600km

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 8.

Cửa sau của Hang Én cao 120 mét và rộng 140 mét, là lối ra của hang động lớn thứ ba trên thế giới, nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Ảnh đăng trên cộng đồng nhiếp ảnh National Geographic ngày 27/02/2021

Giữa thời điểm nhiếp ảnh Việt Nam ngày càng phát triển, cùng gặp gỡ Trần Tuấn Việt - người đặt những viên gạch đầu tiên trên hành trình nhiếp ảnh của anh và của nước nhà khi vươn ra thế giới.

Chỉ chụp ảnh đẹp thôi là chưa đủ, quan trọng là phải có nội dung!

Được biết anh đã có 14 năm gắn bó với nhiếp ảnh, nhưng chỉ thực sự định hình phong cách Storytelling vào năm 2015. Cột mốc hay thành tích nào khiến anh xác định điều đó?

Bén duyên với nhiếp ảnh từ 2007 và trải nghiệm qua hầu hết các thể loại nhiếp ảnh, nhưng từ khi tham gia cộng đồng nhiếp ảnh của National Geographic, Việt mới thực sự tìm thấy kim chỉ nam cho hướng đi lâu dài của mình: Storytelling - kể chuyện bằng ảnh. Đây là khía cạnh nhiếp ảnh nhằm truyền tải thông điệp và câu chuyện còn khá mới ở Việt Nam.

Nhiều người biết đến anh là nhiếp ảnh gia người Việt duy nhất đang cộng tác thường xuyên cùng National Geographic, anh có thể chia sẻ câu chuyện về tác phẩm đầu tiên được đăng tải trên nền tảng này?

Ngày Giáng sinh năm 2015 là lần đầu tiên Việt có được bức ảnh được biên tập viên của cộng đồng nhiếp ảnh National Geographic lựa chọn vào danh sách top ảnh đẹp nhất trong ngày. Đây cũng là dịp đầu tiên bức ảnh thuộc thể loại làng nghề truyền thống Việt Nam của Việt được bình chọn là ảnh đẹp nhất trong top các bức ảnh đẹp của ngày (Top Shot).

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 9.

"Đan ngư cụ" - ảnh đẹp nhất trong ngày 24/12/2015 của Trần Tuấn Việt do cộng đồng nhiếp ảnh National Geographic bình chọn. Bức ảnh những người nông dân ở Hưng Yên đang đan "đó" - một ngư cụ làm từ tre để nhốt tôm, cá

Anh đúc kết được những kinh nghiệm nào khi làm việc với Google Arts & Culture, National Geographic?

Được làm việc với các đối tác lớn trên thế giới là vinh dự và tự hào của cá nhân Việt, dù thách thức không hề nhỏ.

Trước tiên, hình ảnh của các nhiếp ảnh gia cung cấp cho những tập đoàn lớn của thế giới phải thực sự chắt lọc, trau chuốt và truyền tải được nhiều thông tin. Họ có yêu cầu khắt khe về hình ảnh cũng như nội dung, đặc biệt, chú thích không được trùng lặp qua từng bức ảnh. Có lần, Việt đã phải hiệu chỉnh chú thích tới 6 lần, các ngôn ngữ, đơn vị đo lường cũng cần phải quy đổi chuẩn quốc tế...

Nhờ quá trình làm việc này, Việt cũng định hình được phong cách và dần chuyển hướng sâu hơn đến việc kết hợp giữa nội dung và hình ảnh, thay vì chỉ cố chụp các bức ảnh đẹp đẽ đơn thuần.

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 10.

Tác phẩm theo anh là ẩn chứa câu chuyện đáng nhớ nhất trong hành trình theo đuổi nhiếp ảnh?

Với Việt đó là bức hình “Làm hương” - ra đời vào tháng 10/2016 và xuất bản trong tạp chí National Geographic toàn cầu vào tháng 6/201. Bức ảnh này tạo cảm hứng cho rất nhiều nhiếp ảnh gia trong nước cũng như quốc tế đến để chụp lại làng nghề truyền thống này. Ảnh cũng tạo nên một phong trào check-in cùng làng hương trên Instagram một dạo, trước khi dịch Covid-19 xuất hiện.

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 11.

“Làm hương” - xuất bản trong mục Visions of Earth, ấn bản toàn cầu & 40 ngôn ngữ của Tạp chí National Geographic tháng 06/2017. Ảnh được xuất bản trong sách ảnh Spectable của National Geographic, in lần đầu vào 23/10/2018

Nốt trầm của sự nghiệp thăng hoa: Trầm cảm vì cyberbullying

Sự nghiệp thăng hoa bao giờ cũng có những nốt trầm người ngoài khó thể hiểu thấu, đã có quãng thời gian nào anh gặp chuyện tiêu cực và vượt qua?

Việt coi quãng thời gian mắc bệnh trầm cảm năm 2018 - 2019 như một “nốt trầm xao xuyến” với cá nhân mình. Như nhiều người bảo, điều gì không quật ngã được mình sẽ làm mình mạnh mẽ hơn. Mình rơi vào trầm cảm vì nhiếp ảnh mà thoát ra khỏi nó cũng nhờ nhiếp ảnh. Sau quãng thời gian đó, Việt có nhiều cảm hứng tích cực hơn trong nghệ thuật và cuộc sống.

Khi nhìn lại giai đoạn “cùng cực” đó anh thấy mình đã được gì và mất gì?

Việt là một nạn nhân của “cyberbullying” khi nhận được rất nhiều lời chế nhạo, mạt sát, tấn công... từ nhiều người trên mạng xã hội. Giai đoạn đó và mãi sau này, cơ chế tự vệ làm mình sẵn sàng chặn ngay bất kỳ ai khi có dấu hiệu tiêu cực với mình. Điều này làm nhiều người thù ghét mình, đó là điều mất mát đáng tiếc nhất. Cũng từ những tháng ngày “cùng cực” đó, Việt thêm trân quý những giá trị tích cực và đẹp đẽ của cuộc sống hơn, và sống vì những người yêu quý mình. Như mọi người có thể thấy, Việt ít khi thể hiện điều gì tiêu cực về bất kỳ ai hay bất kỳ chuyện gì trên mạng xã hội.

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 12.

Hai lần chinh phục Sơn Đoòng và chưa dừng lại ở đó!

Làm nghệ thuật ai cũng có chút “điên” trong người, anh có kỷ niệm nào muốn kể đến không?

Có lẽ kỷ niệm “điên” nhất hiện tại và tương lai với Việt là lúc cố gắng trèo đèo, lội suối, băng rừng, leo vách đá để đến hang Sơn Đoòng, ghi lại các bức ảnh trong hang động lớn nhất thế giới của Việt Nam này. Mỗi thời điểm trong năm, Sơn Đoòng đều có vẻ đẹp riêng và mình mong muốn ghi lại tất cả và còn nhiều dự án trong tương lai.

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 13.

Ảnh chụp một người khách du lịch trên khối đá Wedding Cake (Bánh Cưới), được tạo bởi sự sụp xuống của trần hang hình thành nên Hố sụt II trong hang Sơn Đoòng. Theo Oxalis Adventure, khoảnh khắc này khá hiếm gặp khi vừa có tia nắng chiếu từ trên vào, vừa có những giọt nước đổ xuống từ miệng hố sụt. Từng có khách du lịch nước ngoài phải bỏ công đến 11 lần mới chụp được cảnh tượng ánh nắng chiếu sâu vào trong hang này

Được biết anh đã đi tour khám phá Sơn Đoòng 2 lần, và chuẩn bị cho chuyến đầu trong 3 tháng, quá trình đó diễn ra như thế nào?

Sơn Đoòng là hành trình thám hiểm xếp vào mức 6 - mức khó nhất trong các chuyến đi của Oxalis Adventure. Do đó, người tham gia tour bình thường phải chuẩn bị nền tảng thể lực rất kỹ để đảm bảo hành trình 4 ngày 3 đêm được trọn vẹn. Là một nhiếp ảnh gia, để có nhiều góc máy và còn thêm thiết bị, Việt đã phải chuẩn bị kỹ hơn về thể lực cho hành trình. Việt tập luyện mỗi ngày trong gần 3 tháng. Các bài tập là đi bộ - chạy - gym 1 tiếng mỗi ngày. Những thời gian rảnh thì tập thêm tạ tay ở nhà để có cơ tay. Chế độ ăn uống cũng cần điều chỉnh nghiêm ngặt để có năng lượng...

Nhiều người nói rằng để chinh phục Sơn Đoòng như là chiến thắng bản thân mình, và với Việt điều này thực sự rất rất đúng. Thực tế, trong hai lần chinh phục hang Sơn Đoòng vừa qua, Việt đã trải nghiệm đủ các thử thách như: trekking xuyên rừng, băng rừng, lội suối ngập nửa người giữa thời tiết lạnh giá mùa đông, đu dây xuống cửa hang hơn 80m, leo trèo và di chuyển qua những phiến đá lớn trong lòng hang, chui những hốc đá nhỏ trên đường, leo lên các dốc cao bên cạnh vực, leo Bức tường Việt Nam cao 90m ở cuối hang…

Việc nắm bắt bố cục và chụp ảnh trong hang Sơn Đoòng có phải địa hình khó nhất anh từng chụp?

Đây là lần chụp ảnh khó khăn nhất Việt từng trải qua. Vì vừa phải vượt qua hành trình với yêu cầu thể lực cao, vừa phải luôn chú ý đến vấn đề an toàn của bản thân, lại vừa phải cố gắng tìm tòi các góc chụp. Có những góc chụp Việt và chỉ vài người được tạo điều kiện để chụp từ trước đến nay, vì nó quá nguy hiểm. Dù đã hai lần đến Sơn Đoòng, Việt vẫn muốn quay lại để có thêm nhiều bức ảnh mới ở nhiều thời điểm khác nhau, hoàn thiện một bộ ảnh thật đầy đủ và cảm xúc về kỳ quan hang động lớn nhất thế giới ở đất nước mình.

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 14.

Góc nhìn ánh nắng chiếu sâu vào hang Sơn Đoòng được du khách đặt tên “Coi chừng khủng long”

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 15.

Sau mỗi mùa mưa, mực nước của sông ngầm trong Hang Sơn Đoòng dâng cao tạo nên một hồ nước có màu xanh đặc trưng ở cuối hang. Bức ảnh đạt hơn 130.000 lượt yêu thích trên @earthpix - tài khoản Instagram du lịch nổi tiếng có gần 18 triệu lượt theo dõi

Quảng bá du lịch Việt Nam qua nhiếp ảnh là điều tốt, nhưng bảo tồn lại là chuyện khác

Theo anh, đâu là (những) chất liệu làm nên sự độc đáo của Việt Nam trong ngành nhiếp ảnh?

Văn hóa và phong cảnh. Với hơn 4000 năm lịch sử, Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú, mất cả đời người cũng không chụp lại hết được. Phong cảnh đẹp đẽ, với rừng núi, biển cả, hang động kỳ vĩ. Đây là những chất liệu mà tự nhiên ban tặng cho đất nước mình.

Nhiếp ảnh và du lịch có mối quan hệ khăng khít, anh tự nhận thấy mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào qua những tấm ảnh của anh?

Mình nhận thấy sự thể hiện rõ nhất qua những bức ảnh của mình là truyền cảm hứng du lịch. Qua tài khoản Instagram cá nhân - nơi chủ yếu hướng đến bạn bè nước ngoài, Việt thường xuyên nhận được các bình luận từ nhiều bạn bè nước ngoài về mong ước đến với Việt Nam để tận mắt chứng kiến và tìm hiểu đất nước mình. Hoặc qua Facebook, những người Việt Nam mọi miền luôn ao ước được chứng kiến tận mắt những khung cảnh mình đã chụp.

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 16.

“Người phụ nữ đi xe đạp trên con đường gốm sứ”, chụp vào tháng 05/2019. Ảnh đăng trên cộng đồng nhiếp ảnh của National Geographic vào ngày 22/05/2020

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 17.

“Chăn vịt” là ảnh đẹp nhất trong ngày 06/06/2017 tại cộng đồng nhiếp ảnh National Geographic

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 18.

Khoảnh khắc ngư dân đánh cá bằng rớ ở miền trung Việt Nam. Công việc này thường được thực hiện vào mỗi đêm, từ hoàng hôn đến bình minh. Ngư dân hạ lưới dưới nước, sau đó dùng ánh sáng để thu hút cá. Vài giờ sau, họ nâng lưới lên, đội một chiếc nón vát tròn và chèo thuyền nhỏ bên dưới đểvớt tôm cá

Ngoài việc chụp ảnh, có thể thấy anh đi “hăng” không kém và thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm du lịch lên mạng xã hội. Anh muốn được biết đến là nhiếp ảnh gia, travel blogger hay danh xưng nào khác?

Ở góc độ của Việt, việc đứng sau ống kính máy ảnh, chụp và ghi lại những hình ảnh đẹp đẽ là điều mình tự tin nhất. Có lẽ mình không phù hợp với việc đứng trước ống kính, tạo dáng và chụp lại rồi chia sẻ dạng “check-in”. Mọi người biết đến mình là nhiếp ảnh gia nhiều hơn, travel blogger không hợp với tính cách của mình. Còn trên mạng xã hội, chia sẻ là việc mình nên làm để mọi người biết đến vẻ đẹp của Việt Nam nhiều hơn.

Theo anh, giải thưởng hay độ viral quan trọng hơn?

Tình cảm của mọi người dành cho bức ảnh, cùng giá trị tinh thần bức ảnh mang lại cho mọi người là quan trọng nhất.

Có người cho rằng quảng bá du lịch qua nhiếp ảnh, mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Anh nhìn nhận vấn đề này thế nào?

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, việc quảng bá du lịch bằng nhiếp ảnh nếu hiệu quả sẽ rất tốt. Còn việc bảo tồn và gìn giữ những địa điểm du lịch sẽ thuộc trách nhiệm của các tổ chức khác, và là câu chuyện khác.

Nhiếp ảnh gia người Việt kể chuyện làm việc với National Geographic: Sửa chú thích 6 lần mới được duyệt, gian khổ đổi lấy thành tích hiếm ai có được - Ảnh 19.

Lời khuyên anh muốn dành cho những người đi sau khi xây dựng hình ảnh cá nhân (thuộc ngành nhiếp ảnh) trên các nền tảng mạng xã hội?

Tạo giá trị cốt lõi, khác biệt của bản thân chứ không nên sao chép. Và cố gắng kiên định với những gì mình làm.

Và cuối cùng, anh có bao giờ nghĩ đến một ngày mình dừng lại và nghỉ ngơi sau vô số thành tựu?

Có lẽ là không. Dù đã có các thành tựu cơ bản sau nhiều năm, mình vẫn muốn gắn bó với nhiếp ảnh để cống hiến, thay vì dùng nó để kiếm lợi danh. Những cống hiến của mình dù lớn hay nhỏ, đều tạo nên ý nghĩa cho cuộc đời của mình. Mình thích Steve McCurry ở cách ông dành cả đời đi khắp thế giới để ghi lại những bức ảnh đẹp. Việt cũng sẽ như ông, nhưng là đi khắp đất nước và cống hiến các bức ảnh chụp về tổ quốc mình.

Xin cảm ơn anh về buổi trò chuyện này!


Theo Anna

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên