MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều cổ phiếu 'bục' đáy mùa dịch COVID-19

Nhiều cổ phiếu đã có vùng giá thấp hơn thời điểm "đáy" tháng 3/2020. Ảnh: Great American Gold.

Nhiều cổ phiếu đã có vùng giá thấp hơn thời điểm "đáy" tháng 3/2020. Ảnh: Great American Gold.

Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy, sau đợt giảm mạnh vừa qua, nhiều cổ phiếu hot một thời đang giao dịch ở vùng giá rất thấp, thậm chí còn thấp hơn cả mức “đáy tháng 3/2020.

Chốt phiên giao dịch 7/10, VN-Index dừng ở mốc 1.035,91 điểm, giảm 3,59% so với mốc tham chiếu. Như vậy, VN-Index đã giảm 5 tuần liên tiếp. Xét từ đầu năm đến nay, VN-Index đã giảm 30,86%, qua đó lọt top 5 các thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất trên thế giới. Theo tính toán của Nhadautu.vn , vốn hóa VN-Index theo đó đã giảm gần 1.824 tỷ đồng (tương đương khoảng gần 79,3 tỷ USD).

Với việc thị trường giảm mạnh, mức định giá VN-Index bị đẩy xuống ở mức càng rất thấp. P/E VN-Index sau phiên 7/10 ở mức 9,96 lần, thấp hơn cả mức đáy COVID-19 cuối tháng 3/2020, và là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Với mức định giá hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở vùng định giá hấp dẫn để đầu tư với tầm nhìn dài hạn.

CTCP Chứng khoán VnDirect nhìn nhận định giá VN-Index hiện tại còn thấp hơn so với giai đoạn 2017-2019 và cung cấp biên an toàn về định giá, khi mặt bằng lãi suất huy động ở mức cao hơn hiện nay (lãi suất huy động trung bình 12 tháng ở mức 7,0%).

Trong khi đó, VinaCapital cho rằng định giá TTCK Việt Nam tương đối rẻ so với nhóm các TTCK phát triển như Thái Lan, Indonesia, Philipine…, với mức chiết khấu định giá trung bình 5 năm của Việt Nam là 36%, gấp 3 lần so với trung bình quá khứ.

Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy, sau đợt giảm mạnh vừa qua, nhiều cổ phiếu "hot" một thời đang giao dịch ở vùng giá rất thấp, thậm chí còn thấp hơn cả mức “đáy’ tháng 3/2020.

Nhiều cổ phiếu bục đáy mùa dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Trong số các cổ phiếu thống kê, APH của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings giảm mạnh nhất 69,77%. Dù vậy, P/E 4 quý của APH khá cao, ở mức 32,8 lần và cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong cùng ngành nhựa như AAA (10,6 lần), TDP (21,9 lần), RDP (15,7 lần), BMP (12,7 lần).

6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận doanh thu thuần APH đạt 9.555 tỷ đồng; lãi sau thuế 167 tỷ đồng, lần lượt tăng 49% và 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sau nửa năm, công ty đã đạt 58% kế hoạch doanh thu và 29% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Xếp sau APH là mã HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (-60,33%). TCH của CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (-22,15%), VIC của VinGroup (-18,79%)...

Một cổ phiếu đáng chú ý là VCG (-17,49%) của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam. Bất chấp các ảnh hưởng nói chung từ thị trường và khó khăn từ ngành bất động sản, VCG vẫn được giới đầu tư kỳ vọng hưởng lợi nhờ “sóng” thúc đẩy đầu tư công cuối năm. CTCP Chứng khoán KBSV kỳ vọng, với việc ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP, đầu tư công sẽ được đẩy mạnh và có kết quả rõ nét hơn và có thể đạt 90-95% kế hoạch, tương ứng với giải ngân hơn 200.000 tỷ đồng. Rủi ro tiến độ thực hiện không được như mong đợi có thể đến từ cả yếu tố khách quan và chủ quan như tiến độ thi công chậm, giá nguyên vật liệu tăng cao hay các khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng.

Một cái tên khác cũng lọt danh sách là VTP (-16,67%) của của Tổng CTCP Bưu chính Viettel. Trong 6 tháng đầu năm 2022, VTP ghi nhận doanh thu đạt 11.232 tỷ đồng tăng 8,5%, lợi nhuận sau thuế 201 tỷ đồng, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính ra, VTP đã hoàn thành 43,7% chỉ tiêu doanh thu và 40,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Theo Hữu Bật

Nhà đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên