MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều địa phương rơi vào cảnh nợ nần, 'làn sóng' đầu cơ gây bão cho thị trường, tại sao Trung Quốc vẫn chưa áp thuế bất động sản?

11-05-2023 - 20:11 PM | Tài chính quốc tế

Nhiều địa phương rơi vào cảnh nợ nần, 'làn sóng' đầu cơ gây bão cho thị trường, tại sao Trung Quốc vẫn chưa áp thuế bất động sản?

Ý tưởng của việc áp dụng thuế bất động sản không phải là điều gì mới. Song, quá trình thực hiện ở Trung Quốc vẫn gặp phải những rào cản lớn.

Nhiều chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang đứng trước rủi ro vỡ nợ. Một số thành phố buộc phải giảm lương cho công chức hay giảm bảo hiểm y tế.

Những gói cứu trợ của chính phủ có thể sẽ giúp các địa phương này giải quyết được những vấn đề về ngân sách. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa chú ý đến nguồn doanh thu được coi là phổ biến ở các quốc gia khác, đó là thuế bất động sản.

Tại Trung Quốc, các địa phương gần như không bao giờ áp thuế đối với chủ đất để hỗ trợ phát triển các dịch vụ công như trường học. Thay vào đó, họ chủ yếu dựa vào việc đất cho các nhà phát triển bất động sản. Song, doanh thu từ hoạt động bán đất đã giảm trong năm qua.

Tháng trước, sau nỗ lực kéo dài suốt 1 thập kỷ, Bắc Kinh cho biết họ đã tìm ra người sở hữu 790 triệu căn hộ và các bất động sản khác. Theo đó, nhiều người duy đoán rằng giới chức có thể sẽ ban hành hệ thống thuế bất động sản trên toàn quốc, nhưng không phải trong thời gian sớm. Việc áp dụng sớm sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế, các chủ nhà hay thậm chí là cả vấn đề về chính trị.

Ý tưởng của việc áp dụng thuế bất động sản không phải là điều gì mới. Giới chức nước này mới đây cho biết: “Khi điều kiện cho phép, Trung Quốc sẽ áp dụng loại thuế bất động sản thống nhất và được tiêu chuẩn hoá.”

Từ những năm 1940 đến 1960, Trung Quốc đã quốc hữu hoá đất đai và nhà nước nắm quyền sở hữu. Kể từ những năm 1980, chính quyền các địa phương đã chi trả nhiều cho các hoạt động xây dựng đường xá, trường học và các dự án khác từ khoản doanh thu bán đất cho các nhà phát triển. Năm ngoái, doanh số bán đất vẫn chiếm 7% nền kinh tế Trung Quốc.

Trong khi đó, Mỹ là quốc gia đặc biệt phụ thuộc vào thuế bất động sản. Chính quyền địa phương thu 3% GDP nước này mỗi năm thông qua loại thuế trên và phần lớn số tiền đó được đóng góp cho các trường công lập.

Nhiều địa phương rơi vào cảnh nợ nần, 'làn sóng' đầu cơ gây bão cho thị trường, tại sao Trung Quốc vẫn chưa áp thuế bất động sản? - Ảnh 1.

Một khu vực thuộc quận tài chính Yujiapu, tỉnh Thiên Tân. Từng đặt mục tiêu trở thành "Manhattan Trung Quốc" nhưng nhiều công trình ở đây bị ngừng xây dựng và nhiều toà nhà văn phòng không có ai sử dụng.

Ở Trung Quốc, việc huy động vốn thông qua hoạt động cho thuê đất đã rất hiệu quả trong một thời gian dài. Tuy nhiên, thị trường bất động sản suy thoái đã khiến hàng chục nhà phát triển vỡ nợ và không thể mua đất xây dựng dự án mới.

Doanh thu từ việc bán đất trong vài thập kỷ qua đã giúp Trung Quốc duy trì các loại thuế khác ở mức thấp. Quốc gia này không áp thuế với lợi nhuận đầu tư, tài sản thừa kế hay tài sản cá nhân. Chính quyền trung ương và địa phương áp thuế tiêu thụ, thuế thu nhập, kinh doanh cùng với nguồn thu từ việc cho thuê đất.

Vậy tại sao Trung Quốc chưa áp thuế bất động sản?

Người dân nước này cho đến nay vẫn phản đối việc áp thuế bất động sản. Các chủ sở hữu căn hộ tin rằng thuế bất động sản là trách nhiệm của các nhà phát triển vì họ đã mua đất từ chính phủ.

Shitong Qiao, giáo sư ngành Luật tại Đại học Duke, cho hay: “Người dân Trung Quốc thường nói rằng họ đã phải trả quá nhiều tiền cho một căn hộ nên sẽ không đóng thuế bất động sản.”

Ngoài ra, việc áp thuế bất động sản có thể khiến giá nhà sụt giảm, ở đúng thời điểm hoạt động xây dựng trì trệ (ngoại trừ tại các thành phố lớn nhất). Nhiều chủ nhà đã lo ngại về việc họ phải chi thêm tiền cho các căn hộ của mình.

Theo Zhu Ning, giáo sư tại Viện Tài chính Cao cấp Thượng Hải, cho biết, các thành phố nhỏ có nhu cầu đánh thuế bất động sản lớn hơn, vì họ muốn cân bằng tình trạng thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, thị trường bất động sản tại những khu vực này không sôi nổi như các thành phố lớn.

Quan điểm của giới chuyên gia như thế nào?

Năm ngoái, Bắc Kinh đã nghiên cứu xem liệu có nên áp dụng “thuế biệt thự” đối với những căn nhà lớn và hào nhoáng nhất ở Trung Quốc hay không, theo 2 nguồn tin giấu tên. Tuy nhiên, khoản thuế này không được áp dụng vì có thể gây tổn hại đến tâm lý trên thị trường bất động sản.

Nhiều địa phương rơi vào cảnh nợ nần, 'làn sóng' đầu cơ gây bão cho thị trường, tại sao Trung Quốc vẫn chưa áp thuế bất động sản? - Ảnh 2.

Một dự án cải tạo văn phòng thuộc khu Free Trade Zone nhìn ra Xiangyu, Hạ Môn, Trung Quốc.

Một lựa chọn dài hạn được các chuyên gia nước ngoài như giáo sư Qiao là yêu cầu chủ sở hữu các căn hộ nộp thuế khi hợp đồng thuê đất ban đầu của toà nhà mà họ ở hết hạn.

Hầu hết các hợp đồng thuê đất dân cư gần đây ở Trung Quốc có thời hạn là 70 năm. Do đó, việc mất hàng thập kỷ mới có thể áp thuế cũng không thể giúp Trung Quốc ứng phó với những khó khăn hiện tại về tài chính.

Jia Kang, cựu giám đốc nghiên cứu của Bộ Tài chính Trung Quốc, hiện vẫn là cố vấn cho cơ quan này, nói rằng việc hoàn thiện hệ thống đăng kỳ bất động sản cho thấy Trung Quốc vẫn đang đạt được tiến bộ trong việc ban hành thuế bất động sản vào một thời điểm nào đó.

Ông nói: “Việc đăng ký là điều kiện cơ bản để tối ưu hoá hoạt động quản lý thị trường bất động sản. Bước đi này cũng đóng vai trò trong việc hỗ trợ ban hành thuế bất động sản trong tương lai.”

Tham khảo NYT

Chi Lan

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên