Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cạn tiền và phải bán tháo tài sản, nhà đầu tư nước ngoài háo hức tới săn món hời
Thị trường ghi nhận một trong những thương vụ lớn nhất vào tháng 10 năm ngoái, khi CapitaLand chi 290 triệu USD mua 1 tòa nhà văn phòng ở Bắc Kinh, giảm giá tới 30% so với 1 năm trước.
- 13-06-2023Trung Quốc bất ngờ hạ lãi suất, sắp tung gói kích thích 'khổng lồ' để cứu ngành bất động sản, vực dậy nền kinh tế
- 13-06-2023Trung Quốc trầm trồ về kỳ tích thần tốc của Việt Nam, không tiếc tiền rót vốn: Họ nắm 'kho báu' chứa thứ thế giới săn lùng!
- 12-06-2023Vì sao giới đầu tư đang dần rời bỏ Trung Quốc, chuyển sang các nước láng giềng Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ?
Thời gian gần đây, do chiến dịch dẹp nạn đầu cơ mà Chính phủ đang thực hiện cùng với thực trạng nền kinh tế giảm tốc, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã lâm vào tình thế khó khăn và buộc phải rao bán các tài sản như tòa nhà văn phòng hay nhà xưởng. Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Singapore, đặc biệt quan tâm đến những loại tài sản này và đang đẩy mạnh thâu tóm.
Theo số liệu của MSCI, doanh số bán các bất động sản trong tình trạng nói trên đã đạt mức kỷ lục 1,93 tỷ USD trong quý IV/2022, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 73% so với 2019.
Hồi tháng 2, quỹ đầu tư CapitaLand Investment của Singapore đã huy động được 820 triệu USD cho 1 quỹ chuyên đi săn những món hời trên thị trường bất động sản thương mại ở Trung Quốc.
Benjamin Chow, trưởng nhóm nghiên cứu bất động sản châu Á tại MSCI, nhận định các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động sôi nổi hơn so với các giai đoạn thị trường suy giảm trước đây. Theo ông, một phần nguyên nhân gây ra làn sóng phá sản hiện nay bắt nguồn từ một loạt chính sách được thực hiện từ năm 2021 nhằm giảm mức độ đòn bẩy trong hệ thống tài chính Trung Quốc. Hiện nhiều doanh nghiệp đang cạn kiệt tín dụng.
Thị trường ghi nhận một trong những thương vụ lớn nhất vào tháng 10 năm ngoái, khi CapitaLand chi 290 triệu USD mua 1 tòa nhà văn phòng ở Bắc Kinh. Tòa nhà được bán đấu giá sau khi chủ cũ là công ty quản lý bất động sản Te Er Te phá sản. So với giá trị năm 2021, giá giảm tới 30%.
Tháng 1 năm nay, một quỹ PE có trụ sở tại Singapore đã mua lại 1 trung tâm logistics đã phá sản ở Trung Quốc từ nhà sản xuất Đài Loan. Lãnh đạo của quỹ này cho biết họ tập trung tìm kiếm những doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính để mua lại với giá rẻ.
Không chỉ các công ty từ Singapore, các quỹ đến từ phương Tây như Brookfield Asset Management (Canada) và Pictet Wealth Management (Thuỵ Sĩ) cũng quan tâm đến thị trường nhiều tiềm năng này. Ronald Thompson, CEO của Alvarez & Marsal (Mỹ) nhận định trong 5 năm tới sẽ xuất hiện nhiều cơ hội tốt để mua các tài sản với mức định giá tốt.
Tuy nhiên, theo Benjamin Chow, vẫn có những lo ngại về triển vọng lợi nhuận trong dài hạn, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Tham khảo Nikkei
Nhịp sống thị trường