Nhiều đứa trẻ càng lớn càng "BƠ" mẹ, không nghe điện thoại, không nói chuyện: Đều do mẹ lỡ làm 3 việc này khiến con tổn thương
Những đứa trẻ thờ ơ, không quan tâm mẹ đều có nguyên nhân sâu xa.
- 15-02-202290% phụ huynh không phát hiện ra 3 lý do khiến con trẻ lười học: Thành công của con cái là nhờ cách giáo dục của bố mẹ
- 12-02-2022Cả 3 con trai đều được nhận vào ĐH Stanford, "bà mẹ huyền thoại" nói: Có 1 GIAI ĐOẠN tối quan trọng, cha mẹ càng lưu ý, trẻ càng dễ THÀNH CÔNG
- 12-02-2022Trẻ có 5 biểu hiện này cha mẹ cần đề cao CẢNH GIÁC, sửa càng sớm con càng tránh được tương lai mờ mịt, thiếu thốn
Khi còn nhỏ, trẻ thường hay "bám mẹ", làm gì, đi đâu cũng cần mẹ bên cạnh. Câu đầu tiên khi đi học về là hỏi xem mẹ đang ở đâu, đang làm gì. Tuy nhiên theo thời gian, trẻ dường như dần xa cách mẹ hơn. Có những đứa trẻ cả ngày không nói chuyện với cha mẹ, thậm chí tỏ ra bực mình khi cha mẹ hỏi chuyện.
Một người mẹ giấu tên tâm sự: Sau khi con đi học mẫu giáo, do bận rộn công việc nên chị ít có thời gian quan tâm tới con. Công việc chăm sóc con đều do bà nội đảm nhiệm. Chị cảm thấy con gái dần xa cách với mẹ nhưng không biết phải làm thế nào. Có lần, đi làm về sớm, chị tranh thủ đến trường đón con.
Khác với tưởng tượng rằng con sẽ vui vẻ, đứa trẻ chỉ dửng dưng hỏi: "Bà nội con đâu? Tại sao hôm nay bà không đến đón con". Câu nói như một gáo nước lạnh khiến người mẹ hụt hẫng, buồn tủi.
Ảnh minh họa.
Hay có một câu chuyện khác như này. Nữ sinh đại học nọ rất tự lập, ít khi gọi điện cho gia đình. Nữ sinh cũng tuyệt nhiên không bao giờ nhắc về cha mẹ, hoàn cảnh gia đình. Đến kỳ nghỉ đông, các sinh viên hào hứng thu dọn đồ đạc về nhà, nhưng nữ sinh ấy lại chọn ở lại ký túc xá một mình.
Mãi sau này, mọi người mới biết, cô bị cha mẹ bỏ bê từ nhỏ. Cha mẹ cô bận công việc kinh doanh, thường xuyên vắng nhà. Còn bố hay đi công tác, có khi Tết cũng không về. Từ nhỏ, cô sống với ông bà, mọi việc học tập, sinh hoạt đều do ông bà quán xuyến. Sau khi ông bà mất, cô sống một mình trong căn nhà trống trải. Khi lên đại học, cha mẹ có định hướng sau khi học xong sẽ về công ty gia đình làm, không lo áp lực nhưng cô thẳng thừng từ chối.
Qua 2 câu chuyện, chúng ta nhận thấy việc cha mẹ dành thời gian quan tâm đến con là rất quan trọng. Nhiều bà mẹ buồn phiền, phàn nàn không hiểu vì sao khi con còn nhỏ rất thân thiết, gần gũi với mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, không muốn trò chuyện nữa. Mọi chuyện đều có nguyên do, sự thờ ơ của những đứa trẻ có thể bắt nguồn từ điều dưới đây.
1. Mẹ thiếu sự đồng hành cùng con cái
Mẹ là người mang nặng đẻ đau, ban cho chúng ta hình hài đến thế giới này. Công sinh thành lớn lao hơn trời biển nhưng công nuôi dưỡng cũng quan trọng không kém. Nếu chỉ sinh ra rồi phó thác đứa trẻ cho người khác thì tình cảm sẽ phai nhạt.
Thật ra, mọi đứa trẻ đều mong chờ sự đồng hành của mẹ. Vì vậy, nếu trẻ thiếu đi sự quan tâm, săn sóc, chúng sẽ trở nên thất vọng, chán nản. Lâu dần dẫn đến việc trẻ thờ ơ, thậm chí là ghẻ lạnh với mẹ.
Ảnh minh họa.
2. Mẹ có phương pháp giáo dục không đúng cách
Ngày nay, những đứa trẻ phải học tập với khối lượng kiến thức nhiều. Ngay từ khi con còn nhỏ, nhiều bà mẹ đã lên kế hoạch chi tiết cho tương lai và ép con phải theo đúng dự định. Một số người mẹ khác thì điên cuồng tìm đủ lớp học thêm để con rèn luyện, khiến con cảm thấy áp lực, mệt mỏi.
Ngoài ra, không ít mẹ dùng đòn roi dạy con cái, sẵn sàng đánh mắng nếu con mắc lỗi. Nhưng mẹ lại không nhận thức được phương pháp giáo dục sai lầm của mình, coi đó là điều giúp ích cho con. Cách giáo dục này khiến những đứa trẻ bị tổn thương tâm lý, dần dần xa lánh mẹ.
Hãy lựa chọn phương pháp giáo dục đúng cách để con không bị áp lực, thoải mái chia sẻ những câu chuyện với mẹ. (Ảnh minh họa)
3. Mẹ thường xuyên quát mắng con
Vì nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống khiến phụ nữ trở nên hay nóng giận, cáu gắt. Vì thế, khi con làm sai việc nhỏ cũng khiến mẹ bực mình, quát mắng con, lấy con làm công cụ xả stress. Việc làm này khiến con trở nên sợ hãi mẹ, không muốn gần gũi trò chuyện với mẹ nữa. Thậm chí, tính cách của mẹ sẽ ảnh hưởng đến con, đứa trẻ sau này có nguy cơ trở thành người nóng nảy, mặc cảm, tự ti.
Mẹ thường nóng giận, la mắng sẽ khiến con trở nên sợ hãi, không muốn chia sẻ với mẹ. (Ảnh minh họa)
Cách tốt nhất trong phương pháp giáo dục con cái là cần động viên trẻ đúng lúc và thường xuyên bày tỏ tình yêu thương, sự quan tâm đến trẻ. Khi con vấp ngã, gặp thất bại, thay vì mắng nhiếc, mẹ nên an ủi con. Hãy nói cho trẻ hiểu rằng, dù có thế nào đi nữa, mẹ luôn ở phía sau ủng hộ con tiến bước.
Đặc biệt, mẹ đừng bỏ qua những khoảnh khắc quan trọng trong quá trình trưởng thành của con dù bận rộn đi chăng nữa. Chẳng hạn như lần đầu con gọi mẹ, lần đầu biết đi, lần đầu đi học mà không khóc nhè, lần đầu tự ngủ,… Hãy lưu lại những khoảnh khắc quý giá để ôn lại kỷ niệm vào những năm sau. Đây là điều vô cùng hạnh phúc và ấm áp.
Pháp luật và bạn đọc