Nhiều hãng truyền thông chặn công cụ OpenAI dùng để quét nội dung các trang web
Ngày càng nhiều hãng truyền thông chặn công cụ mà OpenAI (chủ sở hữu công cụ ChatGPT) sử dụng để quét nội dung các trang mạng của các hãng này, qua đó lấy dữ liệu
- 31-08-2023Nhiều nhân viên trên thế giới "trốn việc" vài tiếng/ngày mà vẫn hưởng nguyên lương khi làm điều này
- 31-08-2023Các ông lớn công nghệ chuẩn bị đối mặt với đạo luật mới của EU
- 31-08-2023Chủ tịch tập đoàn Microsoft khẳng định cần kiểm soát AI
Các báo New York Times, CNN, đài ABC của Australia và các hãng tin Reuters, Bloomberg đều đã thực hiện các biện pháp để chặn GPTBot, một công cụ quét các trang web được đưa vào sử dụng từ ngày 8/8. Trước đó, các tập đoàn truyền thông của Pháp như France 24, RF I, Mediapart, Radio France và TF1 đều đã thực hiện các biện pháp tương tự. Chủ tịch Đài phát thanh Radio France, Sibyle Veil, khẳng định không cho phép các hoạt động "đạo" thông tin trái phép xảy ra.
Theo mạng theo dõi Originality.ai., gần 10% trong số 1.000 trang web hàng đầu thế giới đã chặn GPTBot tiếp cận chỉ 2 tuần sau khi công cụ này được triển khai, trong đó có các trang web Amazon.com, Wikihow.com, Quora.com và Shutterstock. Mạng theo dõi Originality.ai. tin tưởng danh sách các trang web chặn GPTBot sẽ tiếp tục dài ra, với tốc độ tăng trưởng là 5%/tuần.
Trên trang web chính thức, OpenAI cho biết việc cho phép GPTBot tiếp cận các trang web sẽ giúp các mô hình AI trở nên chính xác hơn, cải thiện năng lực và độ an toàn chung của những mô hình này. Dù vậy, OpenAI cũng cung cấp những hướng dẫn để chặn công cụ này nếu các chủ trang web không muốn GPTBot tiếp cận.
Các công cụ AI như ChatGPT, DALL-E 2 (chuyên sáng tạo hình ảnh), Stable Diffusion và Midjourney ngày càng trở nên nổi tiếng từ năm 2022 nhờ những năng lực sáng tạo nội dung dựa trên những văn bản đầu vào được cung cấp. Tuy nhiên, những công ty đứng sau các công cụ này như OpenAI và Stability AI đã bị các tác giả, nghệ sĩ kiện liên quan vấn đề bản quyền tác phẩm.
Báo tin tức