Nhiều học sinh trường Newton và Pascal nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm: Việc cần làm ngay để phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè
Nhiệt độ cao, cộng với độ ẩm lớn tại thời điểm mùa hè là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, điển hình là tình trạng ngộ độc thực phẩm.
- 17-04-2021Cậu bé cởi trần chạy trong tuyết lạnh -13 độ C 9 năm trước lại gây sốc với thành tích khủng, tất cả là nhờ phương pháp giáo dục "đại bàng" đầy tranh cãi của người cha
- 17-04-2021Camera giấu kín: Ăn thử "phở chửi" Bát Đàn, nổi tiếng cả ra nước ngoài mà bị tố chửi khách là sao?
Hà Nội: 6 học sinh trường tiểu học Newton và trường liên cấp Pascal nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
Chiều tối nay, 16/4, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã có báo cáo nhanh về sự cố vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường tiểu học quốc tế Newton và Trường liên cấp Tiểu học -THCS Pascal (quận Bắc Từ Liêm).
Cụ thể, trường tiểu học & Trung học cơ sở Pascal, ngày 15/4/2021, tổ chức cho 802 học sinh ăn bán trú buổi trưa và bữa phụ buổi chiều. Đến 17h ngày 16/4/2021, có 8 học sinh có biểu hiện đau bụng, không đi ngoài, buồn nôn, trong đó 5 học sinh điều trị tại gia đình theo hướng dẫn của TTYT, 3 học sinh sau đó phải vào viện và chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột. Hiện tại, sức khoẻ của các trường hợp này đều ổn định.
Thực đơn tại trường cho học sinh khối lớp 1,2,3 gồm cá file ba sa chiên bơ, bắp cải xào, canh cải nấu thịt, cơm gạo tráng miệng hoa quả ổi. Thực đơn cho khối 4,5 và THCS gồm thịt kho củ cải, đậu rán, cá om dưa, bí xanh luộc, bắp cải xào, canh cải nấu thịt, tráng miệng hoa quả ổi, cơm gạo Bắc Hương. Bữa phụ lúc 15h là bánh nabati và chè đỗ xanh.
Trường tiểu học & Trung học cơ sở Pascal bố trí bếp ăn theo quy trình một chiều đảm bảo quy định.
Tại Trường tiểu học Newton, ngày 15/4/2021 tổ chức cho 1533 học sinh ăn bán trú buổi trưa và bữa phụ buổi chiều. Thực đơn bữa trưa gồm thịt lợn rim/rán, đậu sốt thịt, thịt lợn băm, trứng gà ốp, bắp cải xào, bí xanh luộc, canh chua cá, tráng miệng là cam, và bữa phụ buổi chiều gồm Pizza nhân xúc xích.
7h30 ngày 16/4/2021, có 15 học sinh nghỉ học với lý do đau bụng, nôn và đi ngoài; trong đó có 3 cháu nhập viện khám và điều trị. Đến 16h ngày 16/4, cả 3 học sinh này sức khoẻ đã ổn định và đang được tiếp tục theo dõi tại 3 bệnh viện.
Ngay khi nhận được thông tin sự cố, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội phối hợp với cơ quan chức năng của quận Bắc Từ Liêm đã tiến hành làm việc, kiểm tra các đơn vị cung cấp bữa ăn bán trú và bếp ăn của các trường. Qua giám sát điều tra ban đầu, thức ăn nghi ngờ ở trường tiểu học & Trung học cơ sở Pascal là cá file ba sa chiên bơ, còn ở trường tiểu học NewTon là bánh Pizza nhân xúc xích.
Vì sao ngộ độc thực phẩm gia tăng mạnh vào mùa hè?
Vào thời điểm bước sang mùa hè, các vấn đề về an toàn thực phẩm lại "nóng lên". Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến tháng 8/2020, cả nước đã xảy ra 57 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 1.574 người bị ngộ độc, trong đó 19 người tử vong. Bộ Y tế cũng có thông báo, tính từ đầu năm đến tháng 6/2020, cả nước ghi nhận 48 vụ làm hơn 824 người nhập viện điều trị, so với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) và số ca tử vong tăng tới 17 người. Hầu hết tập trung vào giai đoạn mùa hè, thời tiết nóng ẩm.
Vào mùa hè nắng nóng, độ ẩm cao, thực phẩm không bán hết, không ăn hết dễ bị ôi thiu, sinh giòi, sinh ra vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa và dẫn đến ngộ độc thực phẩm...
Vậy tại sao vào mùa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm lại cao hơn? Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), vào mùa hè nắng nóng, độ ẩm cao, thực phẩm không bán hết, không ăn hết dễ bị ôi thiu, sinh giòi, sinh ra vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa và dẫn đến ngộ độc thực phẩm...
Người bị ngộ độc thực phẩm thường có triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng, tiêu chảy. Nếu có từ hai người trở lên cùng xuất hiện triệu chứng tương tự như nhau sau khi cùng ăn, uống một loại thực phẩm nghi ngờ, người không ăn thì không bị bệnh thì càng chắc chắn là do thực phẩm có vấn đề và dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lợi Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển đã từng chia sẻ về trường hợp ngộ độc thực phẩm thì trong thời tiết mùa hè nắng nóng như hiện nay, nếu bảo quản thực phẩm không đúng cách (để thực phẩm ở nhiệt độ bên ngoài trong thời gian dài) dễ khiến vi khuẩn phát triển nhanh, từ đó dẫn đến thực phẩm nhanh bị hư hỏng, biến chất, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, trong điều kiện thời tiết mùa hè, độ ẩm cao, thực phẩm cũng dễ bị nấm mốc hơn. Đây cũng là yếu tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vào thời điểm bước sang mùa hè, các vấn đề về an toàn thực phẩm lại "nóng lên"
Việc cần làm để phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong mùa hè, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người dân cần tuyệt đối thực hiện những việc sau:
Để phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè, người dân cần bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Ăn chín, uống sôi;
- Chọn thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh đúng yêu cầu;
- Cần nhớ nguyên tắc tách riêng thực phẩm sống và chín, kể cả các dụng cụ chế biến, chứa đựng;
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh;
- Khi mua thực phẩn nên chọn thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác, còn hạn sử dụng...
- Với rau quả ăn sống cần thiết phải rửa kỹ dưới vòi nước, ngâm nước muối 0,9% trước khi ăn;
- Thức ăn phải được ăn ngay sau khi nấu, thức ăn quá 2 giờ sau khi nấu để ở nhiệt độ phòng phải được nấu lại trước khi ăn;
- Bảo quản thực phẩm tươi sống phải dưới 5 độ C trong ngày, bảo quản lâu hơn cần cấp đông.
Trí thức trẻ