Nhiều người bắt đầu lo điện thoại của mình "sắp phát nổ" giống vụ máy nhắn tin Hezbollah: Sự thật ra sao?
Sau vụ hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ đồng thời ở Lebanon và Syria, nhiều người bắt đầu lo sợ điện thoại trong túi họ bao giờ sẽ đến lượt.
- 17-09-2024Công ty gây xôn xao khi tặng mỗi nhân viên một điện thoại iPhone 16 Pro
- 17-09-2024Xem điện thoại khi đi thang máy, bé gái bị kẹt gãy chân
- 11-09-2024Bỏ lỡ 6 cuộc gọi, cô gái Lào Cai vừa sạc được điện thoại thì nhận tin bố đã mất: Nghe điện thoại của con đi bố ơi!
Hôm qua, máy nhắn tin của các thành viên Hezbollah sử dụng đã phát nổ cùng lúc ở Lebanon và Syria, khiến hàng nghìn người bị thương. Ngay sau đó, lại có thêm vụ nổ hàng loạt khác ở Lebanon, lần này liên quan đến máy bộ đàm. Đây đều là các kiểu tấn công chưa từng có tiền lệ.
Một chuyên gia nói với hãng tin AP rằng máy nhắn tin đã nhận được một tin nhắn khiến chúng rung theo cách khiến cho người cầm phải nhấn nút để dừng lại. Chính hành động đó dường như đã kích hoạt vụ nổ.
Theo New York Times, khi hàng nghìn người tụ tập ở vùng ngoại ô phía nam Beirut để tham dự đám tang ngoài trời của hai người thiệt mạng trong vụ nổ máy nhắn tin vừa qua, lại có thêm một vụ nổ nữa khiến đám đông hoảng loạn.
Giữa làn khói cay nồng, những người đưa tang hoảng loạn chạy ra đường, tìm nơi trú ẩn ở hành lang của các tòa nhà gần đó. Nhiều người lo sợ điện thoại của chính mình, thậm chí là của người ngồi bên cạnh, sắp phát nổ.
“Tắt điện thoại đi!” một số người hét lên. “Tháo pin ra!” Ngay sau đó, một giọng nói trên loa phóng thanh tại đám tang thúc giục mọi người.
Đối với người dân Lebanon, làn sóng nổ thứ hai là sự xác nhận cho bài học ngày hôm trước: Họ hiện đang sống trong một thế giới mà những thiết bị truyền thông phổ biến nhất như điện thoại cũng có thể trở thành công cụ giết người.
Nhưng điều đó liệu có chính xác?
Liệu điện thoại có nguy cơ phát nổ?
Điện tử là ngành kinh doanh toàn cầu, và các sự kiện trong hai ngày qua ở Lebanon đã tạo ra một màn sương mù thông tin mập mờ. Hầu như mọi người đều sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân—điện thoại, tai nghe, bộ sạc và thậm chí là máy nhắn tin.
Trong một số trường hợp, các thiết bị đó đúng là có thể tạo ra rủi ro. Chúng dễ bắt lửa, bị hack để theo dõi từ xa hoặc nhiễm phần mềm độc hại biến thành. Liệu điện thoại thông minh của bạn có thể phát nổ vào một buổi sáng khi bạn với tay lấy nó trên tủ đầu giường không? Gần như chắc chắn là không.
Theo AP, vụ tấn công ở Lebanon khả năng được thực hiện bằng cách giấu một lượng rất nhỏ vật liệu nổ mạnh bên trong máy nhắn tin. Kẻ chủ mưu đứng sau có thể làm điều đó bằng cách xâm nhập vào các thiết bị trong nhà máy.
Nhưng vì các thiết bị nổ dường như chỉ nhắm vào các thành viên Hezbollah chứ không phải tất cả người dùng máy nhắn tin nên thủ phạm nhiều khả năng đã hành động sau khi lô hàng máy nhắn tin rời khỏi nhà máy.
Bạn khó có thể thấy iPhone, máy đọc sách Kindle hoặc tai nghe Beats bị can thiệp để cho vào pentaerythritol tetranitrate hoặc hexogen, hai hợp chất hiện bị nghi ngờ đã được sử dụng trong các vụ nổ ở Lebanon.
Không phải vì điều đó không thể thực hiện được. Chỉ cần ba gram vật liệu nói trên cũng có thể gây nổ mạnh, và về lý thuyết, có thể nhét từng đó vào những không gian trống trong chiếc iPhone chứa đầy mạch điện.
Về lý thuyết, ai đó có thể can thiệp vào thiết bị theo cách như vậy trong quá trình sản xuất hoặc kể cả sau đó. Nhưng điều này đòi hỏi công sức rất nhiều, đặc biệt là ở quy mô lớn. Tất nhiên, rủi ro tương tự không chỉ áp dụng cho các các thiết bị điện tử mà còn cho bất kỳ hàng hóa sản xuất nào.
Vấn đề không phải ở pin
Khi có những tin tức đầu tiên về vụ máy nhắn tin phát nổ, một số người suy đoán rằng pin là yếu tố kích hoạt. Kết luận đó một phần đến từ quan điểm phổ biến rằng pin lithium-ion có nguy cơ phát nổ hoặc bắt lửa.
Trên thực tế, mẫu máy nhắn tin bị nhắm mục tiêu ở Lebanon sử dụng pin lithium-ion để cung cấp năng lượng. Nhưng cường độ và độ chính xác của các vụ nổ được thấy ở Beirut, đủ mạnh để thổi bay bàn tay của nạn nhân, không thể là do vụ nổ lithium-ion – thứ vốn cũng không thể được kích hoạt theo ý muốn.
Pin lithium-ion có nguy cơ gây ra vụ nổ nhỏ nếu quá nóng hoặc quá tải, nhưng những loại pin này có nguy cơ gây cháy cao hơn là gây nổ. Hiện tượng xảy ra khi bị pin bị thủng khiến chất lỏng bên trong rò rỉ và sau đó bắt lửa.
Nhưng hãy yên tâm là iPhone của bạn cũng khó có nguy cơ rơi vào tình huống như thế khi sử dụng bộ pin an toàn. Ở một số nơi, pin chất lượng thấp do các nhà sản xuất không uy tín sản xuất và lắp vào các thiết bị giá rẻ như vape hoặc xe đạp điện không rõ nguồn gốc còn có nguy cơ cao hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì khác.
Rủi ro thực tế đến từ những thứ mà bạn quen nghe thấy thường ngày hơn. Hãy xem xét phần mềm gián điệp và phần mềm độc hại. Nếu được kết nối với internet, một thiết bị có thể truyền tải tin nhắn, gửi thông tin cá nhân của bạn ra nước ngoài hoặc theo lý thuyết, phát nổ theo lệnh nếu nó đã bị can thiệp.
Sau vụ việc ở Beirut, nhiều người đã liên tưởng đến những bộ phim 007 nơi một hacker sử dụng máy tính cách xa nửa vòng trái đất chỉ cần nhấn nút là khiến điện thoại của bất kỳ ai phát nổ. Nhưng ngay cả sau cuộc tấn công kinh hoàng vừa qua, một kịch bản như vậy vẫn là hư cấu chứ không phải sự thật.
Vụ việc nói trên là một nguy cơ mới. Nó cho thấy các cuộc tấn công có thể trở nên tinh vi đến nhường nào. Nhưng vấn đề ở đây là hãy biết nỗi sợ nằm ở đâu. Đó không phải là chiếc điện thoại trong túi bạn. Nỗi sợ hãi này xuất phát từ bom, những thứ phát nổ. Một máy nhắn tin hoặc điện thoại có thể biến thành bom khi chúng bị can thiệp và bất kỳ thứ nào khác bị can thiệp cũng có thể biến thành bom.
Đời sống & pháp luật