MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều người cao tuổi nhọc nhằn mưu sinh trên từng con đường, góc phố

01-10-2019 - 16:42 PM | Xã hội

Hôm nay (1/10), kỷ niệm 28 năm ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10/1991-1/10/2019). Dù vậy, nhiều người cao tuổi vẫn phải nhọc nhằn lao động, mưu sinh, kiếm sống trên những con đường, góc phố.

Ngày quốc tế Người cao tuổi đầu tiên được tiến hành vào ngày 1.10.1991 nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi ở các nước thành viên Liên hợp quốc.

Tại Việt Nam, những người từ 60 tuổi trở lên được xem là người cao tuổi. Nhiều người cao tuổi sau quá trình lao động trở về bên gia đình sum vầy cùng con cháu. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, không ít người cao tuổi vẫn phải bươn chải với cuộc sống vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.

PV ghi lại một số hình ảnh người cao tuổi nhọc nhằn mưu sinh trên đường phố Hà Nội.

Nhiều người cao tuổi nhọc nhằn mưu sinh trên từng con đường, góc phố - Ảnh 1.
Để có thêm thu nhập, cô Phạm Thị Hoa (Bắc Giang) hàng ngày phải bươn chải ngược xuôi trên những con đường, tuyến phố bằng nghề xe ôm công nghệ. 
Nhiều người cao tuổi nhọc nhằn mưu sinh trên từng con đường, góc phố - Ảnh 2.
Năm nay đã 66 tuổi, nhưng hàng ngày bà Xuân vẫn trông quán nước trên đường Dương Đình Nghệ kéo dài, bán hàng kiếm thêm thu nhập. Bà Xuân chia sẻ: “Còn sức khỏe là còn làm việc. Việc làm mang lại sự thoải mái, tự do và cũng là để có thêm "đồng ra, đồng vào", không phụ thuộc vào con cái".
Nhiều người cao tuổi nhọc nhằn mưu sinh trên từng con đường, góc phố - Ảnh 3.
Trên đường Yên Hòa (Cầu Giấy), nhiều cụ già, tóc bạc, da mồi nhưng vẫn hàng ngày kiếm thêm thu nhập từ các công việc khác nhau.
Nhiều người cao tuổi nhọc nhằn mưu sinh trên từng con đường, góc phố - Ảnh 4.
Một ông cụ làm nghề sửa khóa trên đường Trung Kính. Hàng ngày ông bắt đầu làm việc từ 8h tới tận 18h.
Nhiều người cao tuổi nhọc nhằn mưu sinh trên từng con đường, góc phố - Ảnh 5.
Ông Hưng, tuổi đã ngoài 60 nhưng hàng ngày ông vẫn chạy xích lô trên đường Đinh Tiên Hoàng đón những vị khác. Ông đã thực hiện công việc này được 8 năm.
Nhiều người cao tuổi nhọc nhằn mưu sinh trên từng con đường, góc phố - Ảnh 6.
Dọc con đường Đê la Thành, nhiều lao động đã ngoài 60 tuổi vẫn thường xuyên làm nghề chở thuê, bốc vác.
Nhiều người cao tuổi nhọc nhằn mưu sinh trên từng con đường, góc phố - Ảnh 7.
Ngoài 60 tuổi nhưng ông Phạm Mạnh Khải luôn miệt mài công việc cắt tóc của mình tại vỉa hè đường Kim Mã. Ông đã làm công việc này được 4 năm.
Nhiều người cao tuổi nhọc nhằn mưu sinh trên từng con đường, góc phố - Ảnh 8.
Cô Nguyễn Thị Hợi cũng “đồng hành” với nghề bán nước được 5 năm. Tuy có vấn đề về thị lực, lúc nào cũng phải đeo kính, nhưng nụ cười và tâm hồn lạc quan của cô chưa bao giờ tắt.

Theo Trần Thùy - Ái Vân

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên