MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều người đi làm vẫn tự an ủi bản thân: "Khổ là phúc", nhưng bản chất thật sự của câu nói này khiến ai cũng phải gật gù vì quá đúng

25-05-2021 - 18:40 PM | Sống

Thái độ sống của bạn sẽ quyết định cuộc đời của bạn. Đặc biệt, ở nơi làm việc, thất bại hay thành công đều dựa vào cách bạn giải quyết vấn đề theo tâm trạng như thế nào?

Trên thực tế, một khi bước chân ra đời đi làm thì ai cũng có những nỗi khổ riêng. Nhiều người cho rằng “khổ là phúc”, và xem đây là một thái độ sống cởi mở, luôn trong tâm thế thoải mái trước mọi khó khăn, thử thách.

Thế nhưng, tôi cho rằng mọi thứ đều có giới hạn của nó, không phải mọi sự đau khổ đều có thể biến thành phúc được.

Chịu khổ có thật sự là phúc hay không?

Nhiều người đi làm vẫn tự an ủi bản thân: Khổ là phúc, nhưng bản chất thật sự của câu nói này khiến ai cũng phải gật gù vì quá đúng - Ảnh 1.

Cô Điền đã làm việc được 5 năm, mỗi ngày trôi qua lại càng mệt mỏi. Cô là người trung thực, chịu thương chịu khó, và luôn thân thiện với mọi người xung quanh.

Khi đồng nghiệp khác nhờ làm việc thay, cô cũng thoải mái giúp đỡ, thậm chí người khác đùn việc khó cho cô, cô cũng đón nhận trong tâm thế thoải mái, và luôn nghĩ rằng làm việc nhiều, sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm.

Ngày trước, khi mới vào công ty, cô Điền cũng nghĩ đến việc đấu tranh cho quyền lợi của mình. Nhưng người thân và bạn bè xung quanh khuyên cô nên giữ thái độ khiêm tốn, bao dung, không nên ganh đua, họ dạy cho cô biết “khổ là phúc”, vì vậy cô đã nghe theo và giữ thái độ đó cho đến tận bây giờ.

Tính cách cô Điền có hơi nhạy cảm, vì sợ mất tình đồng nghiệp nên đôi khi cô phải chịu nhiều uất ức. Theo thời gian, tính cách của cô dần trở nên thụ động, gặp chuyện bất công với mình, cô Điền vẫn cho đó là điều tất nhiên. Sau cùng, cô trở thành một “công cụ nơi công sở” mà ai cũng có thể sử dụng được.

Cô từng chuyển công tác qua một bộ phận khác, nhưng dù đi đâu thì tình hình vẫn như thế, nếu chẳng may làm sai thì sẽ bị mọi người trách móc, đổ lỗi…

Dù ở nơi làm việc hay trong cuộc sống, luôn có một số người coi đau khổ là điều may mắn, họ suy nghĩ như thế để xoa dịu nỗi bực dọc và xoa dịu những nỗi bất công trong lòng. Nhưng về bản chất, suy nghĩ này chẳng giúp ích gì cho bản thân họ, thậm chí có thể trở thành mục tiêu bắt nạt của người khác.

Tôi cho rằng, mỗi quan hệ giữa người với người không phải là bạn tốt bụng và nhẫn nại thì đối phương sẽ trân trọng đáp lại. Lòng khoan dung quá mức sẽ nuôi dưỡng những suy nghĩ xấu xa của người khác, để mọi người khiến bạn mất kiểm soát và lợi dụng bạn. 

Nhiều người đi làm vẫn tự an ủi bản thân: Khổ là phúc, nhưng bản chất thật sự của câu nói này khiến ai cũng phải gật gù vì quá đúng - Ảnh 2.

Người xem "khổ là phúc" là người không cởi mở với bản thân mình

Mọi người luôn đánh lừa cảm xúc, và hợp lý hóa một số vấn đề khó khăn. Khi gặp nhiều chuyện bất bình ở nơi làm việc, có người sẽ tự biến nó thành “vận may” mà mình phải gánh chịu.

Anh Hà, người từng coi việc bất công ở công ty là một điều may mắn, anh xem đó là cơ hội giúp mình học được nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề. Anh nhiệt tình giúp đồng nghiệp in tài liệu, lập kế hoạch, tăng ca thay đồng nghiệp,... tất cả đều là anh tự nguyện.

Thực ra, anh Hà cũng rất cộc tính, nhưng bản chất của anh là người hiền lành, không giỏi bộc lộ bản thân nên vẫn nghĩ mình là người thiếu kinh nghiệm và sẵn sàng chịu đựng để được học hỏi.

Và suy nghĩ “khổ là phúc” của anh đã vô tình tẩy não anh, khiến anh cảm thấy nhẹ nhõm, như muốn xoa dịu nỗi bất bình trong lòng. Thay vì phải cảm thấy khó chịu thì anh lại cảm thấy hài lòng. Bản thân anh không muốn ăn thua đủ, cứ để mọi chuyện trôi qua, nên đó cũng được xem là một kiểu trốn tránh.

Chính vì những điều này đã khiến anh phải chịu thêm nhiều đau khổ không đáng có, gánh thêm khối lượng công việc không phải là trách nhiệm của mình, chịu đựng nhiều cảm xúc mệt mỏi, và sau cùng vẫn thấy là mình chưa đủ tốt.

Nhiều người đi làm vẫn tự an ủi bản thân: Khổ là phúc, nhưng bản chất thật sự của câu nói này khiến ai cũng phải gật gù vì quá đúng - Ảnh 3.

Tôi tin rằng việc hợp lý hóa sự đau khổ là không thực sự cởi mở bản thân mình. Bản chất của câu nói “khổ là phúc”, có nghĩa là để không phải đau khổ, bạn phải cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề tốt hơn.

Chúng ta cần phải đơn giản hóa vấn đề, suy nghĩ cách giải quyết và tự an ủi chính mình để không suy sụp trước những khó khăn, chứ không phải sống chung với chúng rồi tự huyễn hoặc đó là phúc. 

Khổ là phúc, chứ không phải là ngậm đắng nuốt cay

Chị Lưu từng bị đồng nghiệp lợi dụng lỗi lầm nhỏ và tố cáo với cấp trên, điều này khiến chị bị khiển trách nặng nề. Dù sự việc khiến chị rất sốc và mất niềm tin vào đồng nghiệp, nhưng chị cũng tự nghĩ về lỗi sai của bản thân. Ban đầu có chút đau khổ, mất mát, nhưng sự “khổ” này đã thực sự giúp chị không mắc sai lầm nữa, biết rút kinh nghiệm và ngày càng tiến bộ hơn.

Tôi cho rằng, nếu bạn muốn biến “khổ thành phúc”, thì hãy tiếp tục nhẫn nại, rút kinh nghiệm từ những sai lầm, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và phải biết định hướng cho tương lai, có như vậy thì mới thành công.

Tóm lại

Nơi làm việc là một nơi cạnh tranh tàn khốc, nơi có liên quan đến chén cơm manh áo của mỗi người. Chúng ta không nên sử dụng các nguyên tắc tri giác để tự an ủi bản thân, mà nên giải quyết các vấn đề khác nhau một cách hợp lý.

Hơn nữa, không phải mọi mất mát đều có giá trị, và đừng dùng những từ như “phúc” để an ủi chính mình. Tin tưởng một cách mù quáng vào nguyên tắc nào đó sẽ khiến bạn đánh mất chính mình và đi ngược lại với những phúc lành mà đáng lý ra mình đã được nhận.

(Nguồn: Zhihu)

Theo Tiểu Lương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên