Nhiều người đốt giày, quần áo để phản đối chiến dịch quảng cáo mới của Nike
Nhiều người Mỹ đang phá huỷ các sản phẩm của Nike để phản đối chiến dịch quảng cáo mới của hãng thể thao với sự tham gia của Colin Kaepernick, cựu tiền vệ của giải NFL, người đã từ chối hát quốc ca trước khi diễn ra trận đấu và khiến Tổng thống Trump thực sự tức giận.
- 21-08-2018Sự “keo kiệt” của Nike: Lợi dụng nhân lực rẻ, đo đếm “từng xu” chi phí, dùng robot may cho rẻ… và lãi gấp 2,5 lần Adidas!
- 15-07-2018Chung kết World Cup không phải là trận đấu giữa Pháp và Croatia, đó là cuộc chiến của Nike và Adidas
- 20-11-2017Nike và chiêu 'né thuế' đỉnh cao suốt 10 năm: Tự tính phí quyền sở hữu trí tuệ... với chính mình
- 25-10-2017Robot ở nhà máy giày Nike và mối đe dọa treo trên đầu những lao động giá rẻ ở châu Á
- 13-09-2017Ông trùm từng ngồi tù vì bê bối chính trị, rồi lại trở thành tỷ phú đôla nhờ sản xuất giày cho Nike ở Việt Nam
Vào tháng 8 năm 2016, Kaepernick đã gây ra sự xáo trộn khi anh ngồi trên hàng ghế dự bị và bài quốc ca được phát lên trước trận đấu của Giải Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ (NFL). Trả lời câu hỏi tại sao không đứng lên hát quốc ca, anh nói rằng, việc này thể hiện anh phản đối vụ sát hại người da màu trong khi họ không mang theo vũ khí. Anh tiếp tục quỳ gối trong suốt thời gian bài quốc ca diễn ra. Hơn nữa, trong mùa giải trước anh cũng không tham gia.
Hành động quỳ gối trong khi bài quốc ca đang được phát đã rấy lên sự bất bình. Ông Trump nói đây là một việc làm thiếu tôn trọng với quốc kỳ và quân đội Mỹ.
Sự việc bùng lên khi Nike tung chiến dịch quảng cáo mới của Nike vào thứ Hai tuần trước, với hình ảnh Kaepernick cùng dòng chữ: "Believe in something. Even if it means sacrifing everything" (Tin tưởng vào thứ gì đó, ngay cả khi nó có nghĩa là hy sinh tất cả mọi thứ).
Chiến dịch quảng cáo của Nike đã khiến dư luận Mỹ chia thành hai luồng ý kiến, ủng hộ và phản đối. Với những người cảm thấy tức giận với thông điệp của Nike, họ đốt những đôi giày Nike, cắt bỏ logo Nike trên những đôi tất và quay lại. Những hình ảnh này đã lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội trong khi một số người nói rằng họ sẽ không bao giờ mua lại các sản phẩm của Nike.
Rất nhiều bài đăng được đính kèm với hashtag #JustBurnIt (hãy đốt nó), một cách nói móc khẩu hiệu "Just Do It" của Nike.
Tài khoản Twitter có tên @ArternenAeolus cũng chia sẻ một video với hình ảnh một người đàn ông đang đốt các sản phẩm của Nike, nhưng sau đó đã xoá đi.
Một người khác cũng đăng tải video về một chiếc giày Nike đang bốc cháy trên Facebook và nói: "Tôi sẽ không bao giờ mua chiếc giày khác của Nike nữa."
Tuy nhiên, không phải ai cũng phản đối hành động của cầu thủ bóng bầu dục danh tiếng. Hành động của Kaepernick nhận được rất nhiều sự ủng hộ cũng như chỉ trích trên toàn thế giới. Đã có hàng chục vận động viên bóng rổ và bóng bầu dục, cùng các thành viên đội cổ vũ, thành viên ban nhạc cũng quỳ gối trong khi bài quốc ca đang diễn ra. Ông Trump cũng có những lời chỉ trích rất gay gắt đối với các vận động viên có hành động tương tự như Kaepernick.
Cuối tháng 9 vừa rồi, ông đề nghị ban tổ chức NFL nên cấm những vận động viên có hành động này. Ông viết trên Twitter: "Vấn đề về việc quỳ gối không liên quan đến chủng tộc. Đó là sự tôn trọng đối với Quốc gia, Quốc kỳ và Quốc ca của chúng ta. NFL phải tôn trọng điều này!".
Không rõ liệu làn sóng phản đối này có ảnh hưởng đến Nike hay không. Trong năm tài chính gần đây nhất, Nike đã thu về 34,5 tỷ USD doanh thu.
Chen Grazutis, nhà phân tích của Bloomberg, cho biết: "Mối quan hệ và hợp đồng lâu dài có lợi cho cả hai bên trong 10 năm tới sẽ vượt qua bất kỳ cuộc tranh cãi nào ở hiện tại."