Nhiều người dùng Google làm não, Facebook làm tim: Công nghệ đang chi phối trí tuệ và cảm xúc con người như thế này đây!
Toàn bộ thông tin đều có thể dễ dàng được tìm kiếm trên Google, toàn bộ kết nối, những mô phỏng cảm xúc đều có mặt trên Facebook, tác giả Nicholas Carr cho rằng Google có lẽ đang làm cho con người ngốc ngếch hơn và Facebook cũng vậy.
- 26-07-2017Một ngày làm việc của Sheryl Sandberg, người đàn bà quyền lực nhất Facebook
- 21-07-2017Bị bố mẹ cấm dùng facebook, cậu bé 14 tuổi lên cơn co giật
- 09-07-2017Không phải vợ hay con gái, "nhân vật quyền lực" này mới là mối quan tâm thứ 2 của Mark Zuckerberg sau Facebook
Bạn đang giao bộ não của mình cho Google và sau đó đến lượt Facebook sẽ thay thế trái tim của bạn.
Bộ não của chúng ta đang bị biến đổi bởi Google, như Nicholas Carr (tác giả của những cuốn sách nổi tiếng về công nghệ) đã chỉ ra lần đầu tiên vào năm 2008 trên tờ The Atlantic: “Phải chăng Google đang làm cho chúng ta trở nên ngốc nghếch hơn?”.
Lý lẽ của ông đã được mở rộng thêm trong cuốn sách “Trí tuệ giả tạo: Internet đang làm gì với não bộ của chúng ta” (The Shallows: What the Internet is doing with our brain), đó là con người đã quá tin tưởng vào mọi câu trả lời trên Google, những dòng thông tin khổng lồ đã biến chúng ta thành những kẻ hời hợt. Bộ não của con người đang nhường việc suy nghĩ cho một công cụ tìm kiếm.
Nếu Google được ví như bộ não thì Facebook đã nhanh chóng trở thành trái tim của chúng ta. Trong khi Bộ não Google dùng công cụ tìm kiếm để tư duy hộ bạn, thì Trái tim Facebook cũng sử dụng mạng xã hội lớn nhất thế giới cảm nhận giúp bạn. Sở thích và mong muốn thực sự của chúng ta lại xuất hiện từ những gợi ý của Facebook.
Sự hoài niệm về quá khứ cũng đang được Facebook gợi nhớ, nuôi dưỡng từng ngày. Facebook khiến chúng ta không còn nhìn sâu vào tâm hồn mình, làm cho bạn nghĩ rằng những gì bạn chia sẻ trên mạng xã hội ảo này thể hiện tất cả về con người bạn.
Tất nhiên, trái tim phức tạp hơn một thuật toán rất nhiều, nhưng khi trao quyền suy nghĩ cho Facebook, chúng ta đã đánh mất đi ý thức của chính mình. Ta là ai không phải là câu hỏi dễ dàng trả lời, nhưng lại có thể dễ dàng thay đổi.
Hàng loạt video nhan nhản trên Facebook cũng là một trong những cách khiến cảm xúc của bạn bị xáo trộn. Bạn có thể dễ dàng thể hiện mình với thế giới, chẳng cần suy nghĩ quá nhiều mà chỉ cần nhấn nút Chia sẻ.
Một tính năng video gần đây thậm chí còn đi xa đến mức đếm số lượng Trái tim bạn “thả” trên Facebook, đối chiếu cách bạn bộc lộ cảm xúc trên nền tảng này với cảm xúc thực của bạn. Thậm chí có cả những video đếm từng lượt tương tác của bạn bè đối với những bài đăng của bạn. Tất cả được gói ghém khéo léo đến nỗi mọi thứ như thật, mang đến cảm giác bạn là tâm điểm được mọi người quan tâm. Đó là thứ cảm giác hoài niệm nhất thời với sự thân mật giả tạo.
Theo Giáo sư triết học Evan Selinger thuộc Viện công nghệ Rochester - đồng tác giả của cuốn sách “Loài Người trong thế kỉ 21” (Being Human in the 21st Century): “Bạn sẽ có được những mảnh ghép quá khứ dưới một hình thức mới đã được lãng mạn hóa”. Ông và đồng nghiệp của mình - Brett Frishchmen, đã khảo sát “kỹ thuật công nghệ - xã hội” được thuê bởi những công ty như Facebook để khám phá cảm xúc của chúng ta. Selinger định nghĩa điều này là “công trình của những ước muốn, sở thích, cách mà chúng ta bày tỏ cảm xúc”.
Rõ ràng là bạn đang bị định hướng trên Facebook. Bạn không thể mong chờ điều gì hơn ở một công ty thương mại hoạt động vì lợi nhuận như thế này. “Điều khiển cảm xúc của chúng ta chắc chắn là một phần trong trò chơi của Facebook.”, Selinger nói, “Và điều này đã chứng minh sự thật rằng nếu họ có thể sử dụng quá khứ để khiến bạn bị ràng buộc nhiều hơn vào hiện tại và tương lai, họ sẽ sắp đặt số phận của bạn.”
Điều nguy hiểm là chúng ta lại sẵn sàng chấp nhận phiên bản Facebook của mình.
“Khi những công nghệ này có một sức mạnh vượt ra khỏi đời sống cảm xúc của chúng ta, bạn nên đặt câu hỏi ai đang biểu lộ những cảm xúc đó” Senlinger nói. “Facebook đang tạo ra ngày càng nhiều những mối xúc cảm, và nếu không nhận ra rằng đây là một sự sắp đặt có tính toán, thì chúng ta sẽ giao phó đời sống cảm xúc của mình vào tay người khác mà không hay biết".
Tương tự như GPS khiến chúng ta giảm khả năng cảm nhận về vị trí, thuật toán của Facebook cũng đang dần định hướng chúng ta là ai. Những thuật toán này phát triển dựa trên một phương trình; họ giả định những người thường xuyên bình luận nhất trong các bài đăng của bạn là bạn bè và người thân của bạn, nhưng thực tế trái tim rắc rối hơn một phương trình rất nhiều. Facebook còn có một giả định rằng những hành động trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc hiện tại của bạn, và sự biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài sẽ phản ánh cảm xúc bên trong của bạn.
Nhưng đừng lo lắng, cũng đừng tìm Google, những gì bạn cần làm chỉ là tương tác trên Facebook thận trọng hơn, ví dụ như chia sẻ những kỷ niệm một cách có chủ ý thay vì chia sẻ hàng loạt không suy nghĩ. Bằng cách này bạn có thể ngăn chặn việc những gợi ý của các thuật toán định hướng cuộc sống của mình.
Và, hãy để cho trái tim quyết định bạn là ai trên Facebook.
Trí thức trẻ