MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều người già Nhật Bản chọn cách 'ra đi' trong lặng lẽ một mình vì không muốn là gánh nặng cho người thân

09-12-2017 - 16:34 PM | Sống

Nhiều người già, bệnh nhân nan y Nhật Bản lựa chọn cách ra đi trong lặng lẽ tại nhà riêng. Họ không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình và người thân.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu vào tháng 7, ông Katsuo Saito, 89 tuổi quyết định không điều trị bệnh mà lựa chọn liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ. Từng trải qua một thời gian khó khăn khi phải tìm kiếm một chỗ dưỡng bệnh ở trại tế bần hay bệnh viện, vì thế, ông Katsuo quyết định dành thời gian còn lại của cuộc đời mình tại nhà.

"Có khoảng 20 người trong danh sách chờ tìm giường tại bệnh viện", ông Katsuo trò chuyện với Reuters trong căn hộ 5 tầng ở Tokyo, nơi ông đang sống một mình.

Ông Katsuo Saito, 89 tuổi không muốn trở thành gánh nặng cho người thân.

Ông Katsuo Saito, 89 tuổi không muốn trở thành gánh nặng cho người thân.

Nhiều người Nhật không muốn chết tại nhà bởi họ cảm thấy bệnh viện an toàn hơn và không muốn trở thành một gánh nặng cho người thân. Tuy nhiên, qua đời tại nhà là một lựa chọn chấp nhận được khi hiện tượng già hóa dân số ở Nhật Bản ngày càng gia tăng với 1/4 dân số là người trên 65 tuổi, các bệnh viện quá tải và hệ thống chăm sóc sức khỏe thiếu hơn 470.000 nhân viên y tế vào năm 2030.

"Tôi nghĩ sẽ rất có ích nếu một bác sĩ hỗ trợ những người muốn trải qua những ngày cuối cùng của cuộc đời và những người đương nhiên phải đối mặt với cái chết tại nơi mà họ sinh sống hàng ngày", Yasui nói. Anh làm việc tại phòng khám Yamato đã giám sát hơn 500 trường hợp tử vong tại nhà từ năm 2013, hy vọng sẽ có nhiều dịch vụ chăm sóc tại nhà cho những người bị bệnh nan y.

Mitsuru Niinuma, 69 tuổi, đã chọn ở nhà trong những ngày cuối đời để có nhiều thời gian hơn với cháu nội và chú chó yêu quý Rin. "Chăm sóc sức khỏe tại nhá cho phép mọi người bệnh có thể tận dụng khả năng của họ nhiều nhất có thể. Điều đó không dễ dàng nếu họ ở bệnh viện. Đó là một khía cạnh tốt đẹp thực sự".

Chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng khi dân số già hóa khiến xã hội Nhật Bản đối mặt với mối lo ngại. Sự thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh bắt đầu từ việc thời gian nằm viện của người bệnh cao tuổi ở Nhật quá dài. Theo một nghiên cứu của Yamato Clinic, trung bình một người cao tuổi ở Nhật nằm viện 16,5 ngày từ năm 2015, so với mức 6 ngày ở Anh. Hơn 80% người cao tuổi Nhật 'thích' qua đời ở bệnh viện, con số cao nhất trong 35 quốc gia được điều tra bởi OECD.

Bệnh nhân bị ung thư máu Katsu Saito cuối cùng cũng tìm được giường bệnh để được chăm sóc trong những ngày cuối đời. Nhưng ông đã không qua khỏi chỉ sau 2 ngày chuyển tới đó.

Yuu Yasui, bác sĩ và người sáng lập của công ty dịch vụ chăm sóc Yamato Clinic đang chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi Yasuhiro Sato tại nhà của bệnh nhân ở Tokyo.

Yuu Yasui, bác sĩ và người sáng lập của công ty dịch vụ chăm sóc Yamato Clinic đang chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi Yasuhiro Sato tại nhà của bệnh nhân ở Tokyo.

Yasuhiro Sato, 75 tuổi, một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối lại chọn sống những ngày cuối đời tại căn hộ của mình. Ông chỉ sống một mình, không có gia đình và bạn bè thân thiết. Khi ông qua đời vào ngày 13/9, bên cạnh ông chỉ có bác sĩ, nhân viên y tế. "Không sao, tôi không muốn là gánh nặng cho bất cứ ai. Tôi sẽ ra đi và kết thúc cuộc đời của mình lặng lẽ", ông Yasuhiro chia sẻ trong một cuộc trò chuyện trước khi qua đời.

Thu Hoài

Japan Today

Trở lên trên