Nhiều người trời nóng 35 40 độ vẫn đắp chăn bật quạt đi ngủ: Khoa học giải thích thế nào?
Liệu chăn có phép thần kỳ nào khiến dù thời tiết nóng bức nhất chúng ta cũng không thể ngủ thiếu nó?
- 21-05-2020Nhiệt độ ngoài đường tại Hà Nội lên tới 50 độ C, bác sĩ cảnh báo 5 bệnh rất dễ gặp khi tiếp xúc với nắng nóng, nguy hại đặc biệt cho sức khỏe
- 19-05-20207 loại quả "ngon đã miệng", có nhiều trong mùa hè nên bổ sung để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật những ngày nắng nóng
- 12-05-2020Từ vụ 2 mẹ con Ninh Bình tử vong do ngạt khí máy phát điện: Cảnh báo 3 việc CẦN LƯU Ý trong ngày nắng nóng vì có thể gây tai biến, đột tử
Rất nhiều người coi chăn là vật bất ly thân khi cả đêm nằm trằn trọc không ngủ được, nhưng chỉ cần rúc vào chăn là dễ dàng thiếp đi đến tận sáng. Thậm chí nhiệt độ buổi đêm nóng 30 độ thì vẫn phải đắp chăn mới ngủ được. Liệu chăn có phép thần kỳ khiến chúng ta ngủ ngon hơn?
Thực tế các nhà khoa học đã chứng minh có tận 5 lý do khiến ta hình thành thói quen đắp chăn, ngay cả khi thời tiết oi bức.
1. Chăn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể
Con người là sinh vật máu nóng tức cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ giúp chúng ta giữ ấm. Tuy vậy khi đi ngủ, phần lớn bộ phận đi vào trạng thái nghỉ ngơi khiến cơ thể mất đi khả năng kiểm soát nhiệt. Chăn khi đó sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ và duy trì chúng ở mức ổn định.
2. Đắp chăn nằm trong thói quen ngủ mỗi ngày của con người
Con người là sinh vật lặp lại những thói quen khi những dấu ấn thời bé tác động rất lớn đến việc định hình bản thân sau này. Chúng ta đã được cha mẹ đắp chăn từ nhỏ vì sợ con cảm lạnh khi sức đề kháng chưa phát triển hoàn chỉnh. Qua thời gian, việc đắp chăn trở thành một phần không thể thiếu khi ngủ và tạo cảm giác ấm áp như thời bé.
3. Chăn giúp giảm căng thẳng và lo lắng
Serotoin là một trong những chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hòa cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc. Thiếu đi chất này con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và tất nhiên hậu quả là khó ngủ. Và theo nhiều nghiên cứu, việc tăng đắp chăn dày làm gia tăng sản xuất serotoin một cách kỳ diệu.
4. Chăn ngăn cách cơ thể với những tác động bên ngoài
Chăn tạo ra một vùng khí hậu xung quanh chúng ta khiến cơ thể điều hòa được nhiệt độ. Điều này sẽ giúp làn da chúng ta ấm hơn và các nhân tố làm mát sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Vì thế, chúng ta ngủ nhanh hơn và có một giấc ngủ ngon.
5. Chăn khiến chúng ta cảm thấy như được bảo vệ
Khi còn nhỏ, chúng ta rất sợ bóng tối và luôn có cảm giác che chở mỗi khi được đắp chăn. Cảm xúc đó cũng đi theo đến tuổi trưởng thành và kích hoạt cảm giác an toàn mỗi khi đắp chăn. Có lẽ, dưới lớp chăn vừa là nơi nghỉ ngơi tuyệt vời vừa giúp chúng ta cảm nhận được sự bảo vệ, an toàn.
(Nguồn: Brightside)
Trí thức trẻ