Nhiều sai phạm với điện áp mái
Đắk Lắk để người dân lắp nhiều hệ thống điện mặt trời trên đất nông nghiệp xong rồi mới... đề xuất cho chuyển đổi - Ảnh: TRUNG TÂN
Thông tin từ Công ty Điện lực Đắk Lắk (PC Đắk Lắk) cho biết trên địa bàn đang có 382 chủ đầu tư với tổng công suất dự kiến lắp đặt gần 28 MWp đã đăng ký nhưng chưa được đấu nối.
- 09-12-20223 nền kinh tế lớn nhất thế giới đầu tư bao nhiêu tiền vào Việt Nam?
- 09-12-2022GDP bình quân Việt Nam hiện gấp mấy lần Lào khi 32 năm trước chỉ bằng 1/2?
- 06-12-2022Địa phương đầu tiên đạt mức thu nhập trung bình cao
Ngoài ra, 411 công trình vi phạm về đất đai, phòng cháy chữa cháy, xây dựng... đang được các địa phương rà soát, xử lý.
Cho đấu nối hàng loạt công trình điện áp mái chưa đủ điều kiện an toàn, gây quá tải đường dây nhưng lãnh đạo Công ty Điện lực Đắk Lắk cho rằng việc kiểm tra điều kiện trang trại, đất đai, giấy phép xây dựng... là trách nhiệm của các ngành, địa phương.
Đụng đâu... sai đó (!)
Đầu tháng 12-2022, có mặt tại hệ thống điện mặt trời của một doanh nghiệp tại xã Ea Drơng, Krông Búk, chúng tôi ghi nhận tình cảnh ảm đạm tại đây. Trang trại nhưng không chăn nuôi hay trồng trọt cây gì. Theo nhân viên doanh nghiệp này, điện lắp đặt không hết với lý do mà điện lực đưa ra là quá tải đường dây.
Toàn bộ mái tôn đã hoàn thành, nhưng số pin mua về trước đó một phần đã bị thanh lý giá rẻ, số khác được để lăn lóc ở công trường. Trong khi đó, chủ đầu tư "toát mồ hôi" với tiền lãi ngân hàng mỗi tháng. Theo tìm hiểu, doanh nghiệp được cho đấu nối 3MW nhưng chỉ bán điện được khoảng 1,3MW vì quá 31-12-2020 doanh nghiệp không kịp đấu nối.
Dù lắp đặt không đủ công suất thỏa thuận nhưng từ năm 2020 đến nay, hệ thống điện luôn phải dừng phát theo lệnh điều độ của PC Đắk Lắk. "Đầu tư 1MW điện tốn từ 12 - 14 tỉ đồng nhưng không lắp đủ công suất đăng ký đã "thua đơn", còn bị cắt giảm lượng phát lại thêm thiệt kép. Việc bán điện hiện chỉ đủ trả lãi ngân hàng", chủ doanh nghiệp này than thở.
Trong khi đó, hàng chục công trình sai phạm vẫn được cho đấu nối hoặc "thỏa thuận đấu nối có điều kiện". Số liệu rà soát của UBND tỉnh Đắk Lắk cho thấy đến thời điểm tháng 11-2022, có 20 công trình điện mặt trời áp mái chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có giấy tờ về đất.
Trong đó có bốn doanh nghiệp là Công ty CP điện DVQ, Công ty CP Điện Á Đông, Công ty CP Điện mặt trời Sêrêpốk và Công ty CP điện CNV đầu tư gần 4MW điện mặt trời áp mái đều ở thôn 9, xã Ea Wer (Buôn Đôn) không có sổ đỏ vẫn được PC Đắk Lắk chấp thuận, cho đấu nối, nghiệm thu.
Ngoài ra, có tới 195 công trình xây dựng trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm vẫn được chấp thuận. Thậm chí có một doanh nghiệp làm hơn 10 công trình tại huyện Krông Ana nhưng chưa thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Không chỉ vậy, các công trình của doanh nghiệp này cũng không có các thủ tục đảm bảo phòng cháy chữa cháy, an toàn trong xây dựng theo quy định vẫn được thông qua.
"Đá" trách nhiệm về địa phương?
Trước đó, kết luận của Thanh tra Bộ Công Thương khẳng định PC Đắk Lắk thực hiện phát triển điện mặt trời áp mái thiếu minh bạch. Cụ thể, PC Đắk Lắk thông báo cho một số khách hàng rằng đường dây/trạm biến áp hết công suất nhưng sau đó lại chấp thuận đấu nối với nhiều doanh nghiệp khác vào lưới điện đã công bố quá tải trước đó.
PC Đắk Lắk còn ký hợp đồng có công suất vượt quá thỏa thuận đấu nối đối với Công ty TNHH Thiên Lượng (TP Buôn Ma Thuột); thỏa thuận có điều kiện, nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán với 101 khách hàng không đảm bảo quy định, gây quá tải đường dây.
Ngoài ra, PC Đắk Lắk còn có hành vi chốt chỉ số công tơ đưa vào vận hành và ký hợp đồng mua bán điện với Công ty TNHH Triệu Phú Ban Mê và Công ty TNHH Triệu Thảo Ban Mê nhưng không có sản lượng điện của hai đơn vị này trong năm 2020.
Trong kết luận mới đây, Thanh tra Chính phủ khẳng định việc Đắk Lắk để người dân lách luật ồ ạt lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái góp phần gây quá tải lưới điện quốc gia. Chịu trách nhiệm các sai phạm này là giám đốc PC Đắk Lắk, lãnh đạo các địa phương, ban ngành tỉnh Đắk Lắk và Tổng công ty Điện lực miền Trung.
Tuy nhiên, ông Hà Văn Chương, phó giám đốc PC Đắk Lắk, khẳng định trách nhiệm của PC Đắk Lắk là theo dõi đường dây có đảm bảo công suất không để thực hiện việc thỏa thuận, ký hợp đồng mua bán điện. Cứ đường dây còn công suất, công trình có mái là PC Đắk Lắk cho đấu nối, việc kiểm tra điều kiện trang trại, đất đai, giấy phép xây dựng... là do các ngành, địa phương.
"Chủ đầu tư khi thỏa thuận đấu nối phải ký vào cam kết chịu trách nhiệm đảm bảo các giấy tờ, thủ tục liên quan đến công trình, nếu thiếu thì phải bổ sung. Việc công trình điện chưa đảm bảo các thủ tục là trách nhiệm của chủ đầu tư, các địa phương...", ông Chương nói.
Tiếp tục rà soát, khắc phục sai phạm
Một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết trước khi Thanh tra Chính phủ và Bộ Công Thương có kết luận, địa phương đã nhiều lần yêu cầu PC Đắk Lắk, các sở ngành rà soát, thống kê các công trình vi phạm quy định phải sớm hoàn thiện thủ tục liên quan.
Theo đó, ngành công thương, xây dựng, NN&PTNT, công an tỉnh rà soát các công trình không đảm bảo các quy định về xây dựng, trang trại, phòng cháy chữa cháy. Sở TN&MT phối hợp với các địa phương, nhất là Cư M’Gar, sớm đăng ký bổ sung biến động đất trang trại. Với các nội dung vượt thẩm quyền, phải báo cáo xin ý kiến tỉnh.
Tuổi trẻ