MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều thách thức lớn để kiểm soát lạm phát dưới 4%

Theo các chuyên gia kinh tế, việc kiềm chế CPI dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra sẽ gặp nhiều thách thức bởi hàng loạt mặt hàng như giá điện, giá xăng dầu, dịch vụ, y tế, giáo dục… đều có xu hướng tăng theo lộ trình.

TS. Nguyễn Trí Hiếu
TS. Nguyễn Trí Hiếu
Chuyên gia tài chính
308 bài viết
  • Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn

  Cần điều chỉnh chính sách tiền tệ linh hoạt

Quí I/2019, tỷ lệ lạm phát bình quân đạt 2,63%, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm 2019, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8%, kiểm soát dưới 4%. Tuy nhiên, để giữ được tốc độ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát ở mức tốt và dưới mục tiêu 4% như năm ngoái thì đây là một thách thức rất lớn.

Theo đó, xu hướng tăng giá của đồng USD cũng sẽ gây tác động đến tỷ giá trong nước. Trong nước, giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có khả tăng sẽ tăng trong thời gian tới vì giá điện; giá dịch vụ y tế năm nay có khả năng điều chỉnh cơ cấu tiền lương và chi phí quản lý vào cơ cấu giá dịch vụ; giá thịt lợn cũng được dự báo có thể tăng mạnh trở lại sau dịch tả lợn châu Phi nếu người nuôi không tái đàn...

PGS. TS. Phạm Thế Anh (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) cho rằng, chính sách tiền tệ cần thích ứng kịp thời với các biến động kinh tế. Ưu tiên hàng đầu là điều hành tỷ giá linh hoạt, nhằm hấp thụ bớt tác động từ các cú sốc bên ngoài. Lãi suất nên được giữ mức ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốn, đặc biệt đối với các ngành đang trên đà tăng tưởng và tiềm năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhiều thách thức lớn để kiểm soát lạm phát dưới 4% - Ảnh 1.

Để đạt được mục tiêu lạm phát dưới 4%, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước vẫn cần sự thận trọng.


VEPR dự báo tăng trưởng năm 2019 là 6,8%. Trong đó, quý II, tăng trưởng ở mức 6,32%, lạm phát bình quân 2,78%; quý III: 6,94%, lạm phát ở mức 3,26%; quý IV: 7,16% và lạm phát bình quân ở mức 4,2%.

Chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, kinh tế của Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định trong năm 2019, nhưng sẽ rất khó có sự bứt phá về mặt tăng trưởng cũng như về mặt kiểm soát dưới 4%. Trong quý I chúng ta giữ được ổn định tốt nhưng quý II, và các quý sau thì ra sao khi mà giá điện, giá xăng tăng, tất cả mọi người đều lệ thuộc vào giá điện, xăng dầu.

“Giá điện, xăng dầu tăng chắc chắn sẽ tác động tới lạm phát. Nhưng tôi tin rằng năm nay vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức tốt nhưng mục tiêu dưới 4% như năm ngoái thì đây là một thách thức rất lớn. Mục tiêu tăng trưởng năm 2019 ở mức 6,6-6,8%, thấp hơn năm 2018. Nhưng với tốc độ hiện nay, chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu 6,8%, tuy nhiên chúng ta khó có thể vượt được tăng trưởng thực tế của năm 2018 (7,08%)”, ông Hiếu nói.

Với mức tăng trưởng đạt 6,79 % của quý I, nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của VEPR cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6-6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra khả thi. Tuy nhiên, trước chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và chủ nghĩa bảo hộ, rủi ro của kinh tế Trung Quốc, tương lai không rõ ràng của tiến trình Brexit và mâu thuẫn trong nội bộ khu vực EU, sự thất thường của Donald Trump… khiến tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 trở nên bất định hơn do có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới.

“Tỷ lệ lạm phát bình quân quý I đang ở mức vừa phải (2,63%), tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Tác động của việc tăng giá điện và giá xăng dầu vừa qua đến CPI có thể kéo dài tới 2-6 tháng. Do vậy, để đạt được mục tiêu lạm phát dưới 4% chính sách tiền tệ của NHNN vẫn cần sự thận trọng”, Nhóm nghiên cứu nhận định.

Tập trung 3 trụ cột của nền kinh tế

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% có rất nhiều thách thức. Thách thức từ nội tại bên trong nền kinh tế của Việt Nam, khi mà kinh tế vĩ mô đã ổn định rồi nhưng chưa có cơ sở vững chắc.

Những thách thức phía trước vẫn còn rất nhiều, chủ yếu là năng suất, chất lượng, hiệu quả của mình chưa còn cao. Đấy là yếu tố cốt lõi cực kỳ quan trọng làm cho lạm phát có khả năng tăng nhanh. Thứ hai là do yếu tố bên ngoài, tình hình thế giới luôn bất ổn, chúng ta đang trong hội nhập, độ mở nền kinh tế rất cao, ở mức 230%.

Với độ mở cao như vậy, nếu có những biến động bên ngoài mà nội tại nền kinh tế chưa có sự phát triển ổn định thì chắc chắn tác động là rất lớn. Mục tiêu của chúng ta là ổn định kinh tế vĩ mô, mà trụ cột quan trọng của kinh tế vĩ mô là kiểm soát lạm phát. Trụ cột thứ 2 là chính sách tỷ giá và trụ cột thứ 3 là giải quyết công ăn việc làm.

Đó là 3 nội dung chủ yếu mà chúng ta phải hết sức cảnh giác đề phòng đối với vấn đề lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, điều hành giảm mục tiêu lạm phát không phải chỉ nhìn một số mặt hàng mà phải nhìn một cách tổng thể để có giải pháp kiểm soát lạm phát. Trong đó, chính sách tiền tệ và tài chính là mấu chốt quan trọng nhất. Bên cạnh đó phải dùng cả công cụ chính sách về thương mại, phương pháp về quản lý giá, phương pháp quản lý thị trường. Đó là cái cực kỳ quan trọng, phải tránh điều hành giật cục.

Trên thực tế, mục tiêu CPI tăng không quá 4% không dễ để đạt được, tuy nhiên, chuyên gia kinh tế TS.Lê Quốc Phương cho rằng, việc hoàn thành CPI dưới 4% vẫn có thể đạt được bởi nhiều yếu tố thuận lợi. Xuất siêu liên tục trong vài năm gần đây giúp tỷ giá ổn định và giảm áp lực lạm phát; dự trữ ngoại hối cao kỷ lục giúp Ngân hàng Nhà nước có công cụ ổn định tỷ giá cũng làm giảm áp lực lạm phát. Nếu duy trì thành tích xuất siêu, áp lực lên CPI sẽ phần nào được giảm bớt.

Để bảo đảm CPI không tăng quá cao, Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá những mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu nhằm bình ổn giá, làm tốt khâu lưu thông, nhất là thời điểm dịp lễ, Tết.

Đối với việc thực hiện lộ trình thị trường một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Tổng cục Thống kê tính toán mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, giúp kiểm soát mặt bằng chung, hạn chế tác động của chi phí đến sản xuất, tiêu dùng và đời sống người dân. Ngoài ra, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, nhất là đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá.

Theo Trân Trân

Công an nhân dân

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên