Nhiều thanh niên tại quốc gia này tài khoản tiết kiệm chỉ vài chục nghìn đồng, 'tan biến' luôn giấc mơ mua nhà, mua xe, cưới vợ
Viễn cảnh viên mãn khi sở hữu những chiếc xe hơi sang trọng, sống trong ngôi nhà ấm cúng, đủ đầy cùng vợ con của nhiều thanh niên quốc gia này đang dần tan biến vì số tiền tiết kiệm ít ỏi đến khó tin.
- 20-05-2023Sự thật về hòn đảo màu tím lịm đẹp mộng mơ: Cách Việt Nam gần 3.000km, giới trẻ đổ xô đến tận mắt chiêm ngưỡng
- 20-05-2023Gia đình 5 người ở trên núi suốt 10 năm, tự làm nhà để sống gần gũi với thiên nhiên
- 20-05-2023Thì ra đây là quê hương của món gỏi gà măng cụt đang “gây bão”: Ngay gần TP.HCM nhưng không phải ai cũng biết
26 tuổi tiền tiết kiệm vài chục nghìn đồng
Mới đây, chủ đề “Số tiền tiết kiệm thực sự của tôi ở tuổi 26” trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã thu hút hơn 300 triệu lượt quan tâm. Hơn 12.000 người ở độ tuổi U30 đã bình luận chia sẻ ảnh chụp số dư tài khoản ảnh chụp màn hình sao kê ngân hàng gần như bằng 0 của mình.
Một người dùng Weibo ở tỉnh Tứ Xuyên thú nhận anh chỉ có 0,14 USD (tương đương 3.000 đồng) tiền tiết kiệm. Một thanh niên khác ở tỉnh An Huy cho biết mình có 21,29 USD (gần 500.000 đồng) trong tài khoản ngân hàng và đó cũng là tiền lương anh vừa nhận được sau 1 ngày làm việc.
“Tiền tiết kiệm của tôi ở tuổi 26 chỉ có thế này, như một trò đùa vậy”, một người dùng Weibo ở Quảng Đông cũng chia sẻ tài khoản tiết kiệm chỉ 1,89 USD (tương đương 44.000 đồng).
“Năm nay tôi cũng 26 tuổi. Tiết kiệm? Tiết kiệm kiểu gì vậy? Không phải mọi người đều sống bằng tiền lương và tiêu hết luôn sao?”, thanh niên sống tại tỉnh Giang Tô bình luận, kèm ảnh chụp số dư 67 USD.
Mặc dù phá sản, rỗng túi không phải vấn đề lớn với Gen Z có tư tưởng tự do ở các nước phương Tây nhưng lại là vấn đề nghiêm trọng với người Trung Quốc. Đỉnh cao của sự thành công tại đất nước tỷ dân có thể tóm tắt trong 1 thuật ngữ được phát âm là “zhuan”, đề cập đến các thành tựu cá nhân của người đàn ông: có nhà, có xe và cưới vợ.
Thu nhập trung bình của Gen Z Trung Quốc là 596 USD/tháng (gần 14 triệu đồng) theo Statista. Họ phải đối mặt với một thị trường việc làm khắc nghiệt khi cứ 5 thanh niên từ độ tuổi 16-24 thì có 1 người thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kỷ lục vào tháng 4 vừa qua. Bên cạnh đó, người trẻ quốc gia này đang chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa xa xỉ và mỹ phẩm so với các thế hệ trước.
Bên cạnh đó, đàn ông Trung Quốc thường phải đối diện với những định kiến xã hội như “trước 30 tuổi phải có 1 triệu NDT (tương đương 3,3 tỷ đồng)”, “đàn ông ở thành phố lớn phải có nhà mới lấy được vợ”. Điều này gây nên những áp lực vô hình khiến những người trẻ cảm thấy cuộc sống thật khó khăn.
Thế hệ thích xài đồ hiệu, khó tiết kiệm
Theo SCMP, Gen Z được cho là mua 15% tổng số hàng xa xỉ được bán ở Trung Quốc, cao hơn so với mức trung bình 10% trên toàn thế giới. Một cuộc khảo sát cho thấy chi tiêu của họ cũng chiếm 13% tổng thu nhập hộ gia đình, trong khi con số này ở Mỹ và Anh chỉ khoảng 4%.
“Gen Z White Paper” của công ty nghiên cứu thị trường Kantar và công ty công nghệ Tencent, 46% Gen Z Trung Quốc chi tiêu cho mua sắm để tìm kiếm sự công nhận khi khẳng định được phong cách cá nhân và cũng vì niềm vui chớp nhoáng.
“Tôi sẽ tiêu hết tất cả tiền lương của mình hàng tháng, 40% cho tiền thuê nhà và ăn uống, còn lại 60% cho việc làm đẹp, tập thể dục, du lịch và quần áo”, Monica Liu, 25 tuổi, làm công việc sale cho nhà cung cấp thiết bị y tế vớ mức lương 250.000 NDT/năm cho biết.
Monica Liu xuất thân từ một gia đình trung lưu ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) nên cô thường mua đồ từ các thương hiệu Michael Kors và Coach. Trong khi đó, bạn bè và đồng nghiệp của Liu đến từ những gia đình giàu có hơn nên họ diện Chanel và Gucci. “Nhưng những người trẻ hơn sinh sau năm 2000 có thể khác chúng tôi về thói quen chi tiêu. Họ có thể chú ý nhiều hơn đến các thương hiệu mỹ phẩm, quần áo thời trang trong nước”, Liu cho biết.
Cô gái này cho biết nếu mình tiết kiệm tiền để mua một căn hộ ở Thâm Quyến, “tôi sẽ không hạnh phúc suốt cả đời”. Liu giải thích rằng áp lực mua nhà thế chấp ở các thành phố lớn ở Trung Quốc quá lớn, nếu chỉ tính mỗi chi phí sinh hoạt và thế chấp là đã hết tiền lương, chẳng còn dư chút nào cho ăn uống và giải trí.
Một cô gái họ Yu sống tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) cho biết mơ ước của cô là tiêu tiền vào phòng tập gym, du lịch và mỹ phẩm nhập ngoại. Yu vay tiền từ bạn bè và gia đình để mở một xưởng vẽ cho trẻ em. “Tôi rất thích một chiếc túi Coach. Nếu đầu tư suông sẻ, tôi muốn mua giày Gucci vào năm tới”, Yu chia sẻ.
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào cuối tháng 6/2021, tổng số hóa đơn thẻ tín dụng quá hạn hơn 6 tháng đã tăng vọt lên 85,4 tỷ NDT, gấp hơn 10 lần so với 10 năm trước. Và khoảng một nửa số người mắc nợ được sinh ra vào những năm 1990. Một cuộc khảo sát của HSBC vào năm 2019 cho thấy tỷ lệ nợ trên thu nhập của thanh niên Trung Quốc sinh vào những năm 1990 đã đạt mức đáng kinh ngạc 1.85%.
“Nhiều người bạn của tôi có vài hoặc thậm chí lên đến hàng chục thẻ tín dụng cùng một lúc và các khoản vay trực tuyến cũng rất phổ biến”, Yu nói.
Theo BI, SCMP
Nhịp sống thị trường