MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn lại 7 thương vụ được đầu tư “khủng” nhất Shark Tank mùa đầu tiên

01-03-2018 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Trong mùa đầu tiên tại Việt Nam đã có 500 startup nộp đơn đăng ký tham gia Shark Tank. Sau mùa đầu tiên, có đến 116 tỷ 651 triệu đồng đã được 4 “cá mập” chủ chốt và các cá mập khách mời rót vốn cho 22 startup gọi vốn thành công.

Shark Tank mùa đầu tiên đã khép lại, nhưng râm ran trong giới startup vẫn rỉ tai nhau cú gọi vốn thần kỳ 23 tỷ đồng của hai anh chàng Phạm Tấn Phúc và Nguyễn Xuân Bằng. Gcalls là nhà cung cấp phần mềm quản lý giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tạo lập hệ thống tổng đài chỉ trong vòng 5 phút, bao gồm hạ tầng call center, phần mền quản lý cuộc gọi và giải pháp tích hợp với các CRM giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng. Đến Shark Tank với “mộng” chinh phục thị trường khu vực, Gcall nhanh chóng chinh phục Shark Thái Vân Linh. Không chỉ không ngần ngại xuống tay 23 tỷ, Shark Linh còn muốn gây dựng startup này thành một “đại gia” công nghệ mới tại Đông Nam Á.

Một ca khác cũng nhận được 15 tỷ đồng từ nhà đầu tư khách mời Nguyễn Ngọc Thủy là cặp chị em Thu Thủy – Anh Tuấn với sản phẩm Soya Garden. Với tham vọng xây dựng một chuỗi cửa hàng có thể thay thế toàn bộ sữa đậu nành trong các sản phẩm có dùng đến sữa động vật của hai nhà sáng lập, mô hình kinh doanh các sản phẩm từ đậu nành chuẩn hữu cơ này sẽ được tiếp cận tập khách hàng hiện có và tận dụng kinh nghiệm làm chuỗi của ông chủ Egroup.

Là gương mặt không mấy xa lạ trong giới khởi nghiệp, cặp vợ chồng Trương Tuyến và Ngọc Anh, nhà sáng lập của Chuỗi rửa xe tự động 5S cũng gọi được vốn đầy ấn tượng tại Shark Tank với số tiền lên đến 11 tỷ đồng. Tuy ngay những phút đầu, 5S suýt đánh mất cơ hội vì một vài vấn đề sơ khởi về quản trị và cấu trúc công ty chưa hợp lý nhưng phút cuối startup này đã nhận được cái “bắt tay” từ Shark Nguyễn Xuân Phú.

Gương mặt startup gây bất ngờ nhất tại Shark Tank Việt Nam mùa một chắc hẳn là bộ đôi sáng lập của Power Rings: MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên và HLV thể hình Huy Võ. Dày công nghiên cứu suốt tám năm trời để tạo nên Power Rings – dây cao su tập thể thao, được cho là có thể thay thế nhiều thiết bị và dụng cụ hỗ trợ cho người tập, thậm chí có thể ứng dụng trong vật lý trị liệu.

Cặp đôi “thể thao” đã nhận được cái kết đầy viên mãn với lời đề nghị hợp tác vô cùng hấp dẫn từ Shark Trần Anh Vương, 11 tỷ đồng với thỏa thuận không nắm bất cứ cổ phiếu nào của startup này. Thay vào đó, cứ một chiếc dây bán ra, nhà đầu tư này sẽ lấy 5 USD. Tới khi nào nhận đủ 500 nghìn USD thì sẽ lấy tiếp trên mỗi chiếc bán ra 1 USD.

Nhìn lại 7 thương vụ được đầu tư “khủng” nhất Shark Tank mùa đầu tiên - Ảnh 1.

11 tỷ đồng cho startup Power Rings từ Shark Trần Anh Vương.

Đến Shark Tank tham vọng xây dựng một hệ sinh thái kinh tế trên nền tảng công nghệ kết nối không dây tầm ngắn (NFC), Tictag của nhà sáng lập trẻ Thiên Phúc nhanh chóng thu hút sự chú ý của hai Shark Phú và Phi. Với “máu” đầu tư rủi ro và kinh nghiệm “đánh hơi” của cá mập, “cặp đôi mạo hiểm” ấy đã cùng nhau chốt lại thương vụ với giá 330 nghìn USD cho 20% cổ phần Tictag.

Trái ngược với phong cách chậm rãi của nhà sáng lập dự án, Nguyễn Minh Thảo – Founder kiêm CEO Umbala Việt Nam gây ấn tượng với các nhà đầu tư bằng phong cách nói như “bắn liên thanh”. Ấn tượng với đội ngũ giỏi cùng chất “điên”, có khả năng làm được gì đó hay ho, sáng tạo của Founder Minh Thảo, Shark Vương và Thủy liền “bắt tay” đầu tư với số tiền 260.000 USD đổi 15% cổ phần, kèm theo điều kiện được rót thêm 260.000 USD ở vòng gọi vốn sau với giảm thấp hơn 25% giá chốt với nhà đầu tư mới.

Nhìn lại 7 thương vụ được đầu tư “khủng” nhất Shark Tank mùa đầu tiên - Ảnh 2.

Hai Shark Vương và Thủy “bắt tay” nhau đầu tư 260.000 USD cho Umbala Việt Nam.

Cuộc thương lượng gây tranh cãi nhiều nhất trên các diễn đàn khởi nghiệp, chắc hẳn thuộc về startup Lưu Hải Minh - Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải. Hăng hái đến chương trình với lời mời đầy táo bạo 1 tỷ đồng cho 1% cổ phần nhưng đến cuối cùng, startup này vui vẻ ra về với lời đề nghị 5 tỷ đổi 15% sở hữu công ty, kèm theo điều kiện sinh lời ít nhất 30%/năm và Hải Minh phải dùng nhà của chính mình làm tài sản đảm bảo của Shark Phú.

Chia tay khung giờ 11h10 mỗi thứ 7 hàng tuần trên VTV3 nhưng cuộc hội ngộ của Shark Tank với khán giả xem đài sẽ sớm diễn ra vì chương trình đã bắt đầu nhận hồ sơ ứng tuyển cho mùa 2. Những điều thú vị vẫn còn ở phía trước như tuyên bố của ông Nobukazu Aoki, giám đốc Marketing cấp cao từ Suntory Pepsico, nhãn hàng MYCAFE rằng: “Shark Tank là một sân chơi tốt, khi có thể kết nối những người mong muốn đầu từ vào Startup và những người khao khát Startup. Và vì thế sẽ thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng Startup Việt Nam. Và hơn ai hết, MYCAFE cùng Shark Tank luôn mong muốn tiếp tục được đồng hành cùng các thế hệ startups, vốn là những người muốn khẳng định bản thân, bước ra khỏi lối mòn và khao khát thành công theo cách riêng, thay vì chọn bước đi trên con đường đã được định sẵn”.

Thông tin thêm truy cập fanfage #sharktankvietnam, website: http://sharktankvietnam.com.vn.

MYCAFE – Café Matcha là thương hiệu Nhật Bản, sản phẩm của công ty Suntory Pepsico Việt Nam.

Được giới thiệu tại thị trường Việt Nam vào tháng 5 năm 2017 với hương vị cà phê sữa Matcha dạng đóng lon, MYCAFE mong muốn mang lại sự phá cách cho thị trường cà phê và phục vụ nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Việc trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ, một lần nữa khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của MYCAFE “Giới trẻ đừng ngại khó, đã có MYCAFE lo”.

 

A.D

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên