MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn lại thập niên 2010: 'Đại chiến' của các dịch vụ streaming, từ việc đi thuê từng chiếc đĩa DVD và tải xuống từng file nhạc cho đến tận hưởng cả mùa phim ngay khi được lên sóng

01-01-2020 - 08:14 AM | Tài chính quốc tế

Âm nhạc và truyền hình là những thể loại giải trí có sự thay đổi mạnh mẽ nhất nhờ dịch vụ streaming vào những năm 2010. Chúng ta đã chứng kiến từ những bộ sưu tập album nhạc, mua một đĩa CD hoặc tải file nhạc - để có thể nghe toàn bộ cả album, cho tới truy cập hầu như toàn bộ mọi bản nhạc có trên internet, dịch vụ xem phim trực tuyến cũng vậy.

"Mùa" của các danh sách tổng kết năm đã đến, khi các nhà phê bình văn hoá xếp hạng những tác phẩm họ yêu thích nhất trong năm 2019 và cũng là khi thập kỷ sắp kết thúc. Những danh sách này luôn là chủ đề thảo luận sôi nổi, nhưng ngày càng trở nên cần thiết, bởi đây là cách để chúng ta điểm lại những tác phẩm được ra mắt ngày càng nhiều, nhất là trong kỷ nguyên hoàng kim của các dịch vụ streaming.

Âm nhạc và truyền hình là những thể loại giải trí có sự thay đổi mạnh mẽ nhất nhờ dịch vụ streaming vào những năm 2010. Chúng ta đã chứng kiến từ những bộ sưu tập album nhạc, mua một đĩa CD hoặc tải file nhạc - để có thể nghe toàn bộ cả album, cho tới truy cập hầu như toàn bộ mọi bản nhạc có trên internet. Thay vì phải chờ đợi các tập phim ra hàng tuần, chúng ta có thể "cày" cả mùa phim ngay khi được "lên sóng" hoặc xem lại toàn bộ các show có "tuổi đời" hàng thập kỷ một cách dễ dàng.

Nhìn lại thập niên 2010: Đại chiến của các dịch vụ streaming, từ việc đi thuê từng chiếc đĩa DVD và tải xuống từng file nhạc cho đến tận hưởng cả mùa phim ngay khi được lên sóng - Ảnh 1.

Dù mang đến ngày càng nhiều lựa chọn và thậm chí là nhiều lựa chọn tốt hơn, nhưng sự "trơn tru" của công nghệ streaming đã khiến sự gắn kết giữa người xem và những tác phẩm phim ảnh, âm nhạc ngày càng tách rời. 

Sự chuyển biến của ngành công nghiệp đằng sự thay đổi về văn hoá này khá dễ dàng để theo dõi. Số lượng kịch bản gốc đã tăng lên mạnh mẽ, chủ yếu đến từ các nhà phân phối chỉ streaming như Netflix. Kể từ năm 2014, số lượng kịch bản gốc của Netflix đã lên đến 160 bộ phim/năm. HBO Max - dịch vụ streaming mới cũng chuẩn bị ra mắt sau Disney+, dự kiến sẽ phát hành 80 phim gốc trong 2 năm tới khi ra mắt vào mùa xuân năm sau.

Một biểu đồ thể hiện những định dạng nhạc đang là xu hướng theo thời gian cho thấy một làn sóng nổi lên và hạ nhiệt dần. Cụ thể, doanh thu từ đĩa than tăng vọt vào những năm 1970, băng cassette là xu hướng của thập niên 80, đĩa CD rất thịnh hành ở thập niên 90 và tải về các file trên mạng internet rất được ưa chuộng vào những năm 2000. 

Sự thăng hoa của những dịch vụ streaming tính phí trong thập kỷ vừa qua không chỉ mang đến một mô hình kinh doanh mới cho các nghệ sĩ và hãng thu âm, mà còn tạo ra một mô hình khác dành cho người nghe. Thay vì sở hữu file nhạc, chúng ta trở thành những người đi thuê, được sử dụng miễn phí trong thư viện của các hãng streaming, miễn là chúng ta trả các khoản phí theo định kỳ.

Trước đây, khía cạnh truyền thống của âm nhạc ảnh hưởng đến cách chúng ta tiếp cận nó. Có lẽ bạn từng rất kiên nhẫn để cố gắng ghi nhớ một bài hát, bởi phải mất tới 0,99 USD để tải về từ iTunes. Có thể bạn từng cố gắng thuyết phục bản thân rằng album này hay hơn nhiều so với bình thường, bởi bạn đã trả 9,99 USD để mua nó. Kinh tế gia Joel Waldfogel - tác giả của cuốn sách "Digital Renaissance", nhận định: "Điều này giống như những cuộc hôn nhân sắp đặt."

Hệ thống hoạt động dựa vào việc đăng ký chủ yếu loại bỏ tâm lý cảnh giác của người mua. Kết hợp điều đó với sự bùng nổ về số lượng nhạc được ra mắt trong hệ thống sinh thái streaming và bạn sẽ được thưởng thức nhiều hơn. Waldfogel cho hay: "Liệu điều đó có giúp chúng ta khám phá được nhiều bài hát chất lượng tốt hơn trước đây hay không? Rõ ràng là có. Có thể đó là kết quả của tình trạng chúng ta sở hữu thứ mình cố gắng có được nhưng rồi lại không thích."

Nhìn lại thập niên 2010: Đại chiến của các dịch vụ streaming, từ việc đi thuê từng chiếc đĩa DVD và tải xuống từng file nhạc cho đến tận hưởng cả mùa phim ngay khi được lên sóng - Ảnh 2.

Để thu hút được nhiều khách hàng, các nền tảng streaming đã rất xuất sắc trong ngành kinh doanh "mai mối". Họ có những thuật toán để dự đoán thị hiếu của bạn hoặc danh sách bài hát phù hợp với tâm trạng hay hoạt động. Đôi khi, sự nhanh nhạy ở đây cũng giống như "hẹn hò nhanh", tuỳ thuộc vào việc một show mới của Netflix được ra mắt nhanh ra sao, hay một bài hát mới cần phải gây ấn tượng với bạn trước khi bài hát khác được phát hành.

Trên Spotify, người dùng thường dành 26 tiếng mỗi tháng để nghe nhạc, tăng từ 17 tiếng trong năm 2014. Số lượng nghệ sĩ mà người dùng nghe nhạc mỗi tháng cũng tăng khoảng 40% trong 3 năm.

Tuy nhiên, khi có quá nhiều ứng dụng streaming "ra đời" như hiện nay, thì các công ty này đều nhận thức rõ ràng rằng rất có thể người dùng đang dần không còn hứng thú. Mới đây, Spotify đã triển khai danh sách nhạc "On Repeat" - một danh sách tự động cập nhật các bài hát người dùng nghe nhiều nhất trong 30 ngày qua. Một danh sách nhạc khác là "Repeat Rewind" - tổng hợp những bài hát được người dùng yêu thích từ lâu.

Netflix cũng có một danh mục gợi ý những phim người dùng đã xem, có thể họ sẽ muốn xem lại. Việc khuyến khích người dùng xem lại những show họ yêu thích là một trong những yếu tố quan trọng với các nền tảng streaming, ngay cả khi họ cho ra mắt một loạt những show mới. Trên thực tế, 6 trong số 10 show được xem nhiều nhất trên Netflix ở quý đầu tiên của năm nay đều được phát hành vào những năm 1990 và 2000, như "Những người bạn" (Friends), "Ca phẫu thuật của Grey" (Grey's Anatomy). 

Nhìn lại thập niên 2010: Đại chiến của các dịch vụ streaming, từ việc đi thuê từng chiếc đĩa DVD và tải xuống từng file nhạc cho đến tận hưởng cả mùa phim ngay khi được lên sóng - Ảnh 3.

Không chỉ có những show cũ mới được xem lại nhiều lần, bộ phim được xem lại nhiều thứ hai trên Netflix là "Học viện Siêu anh hùng" (The Umbrella Academy). Dù hiện tại Netflix mới lên sóng 1 mùa, nhưng lượng thời gian người xem dành cho bộ phim này lớn hơn cả thời gian họ xem 192 tập của "Chuyện Văn phòng" (The Office). 

Cuối cùng bài học rút ra vẫn là: kể cả việc không giới hạn số tập trong một lần phát sóng dường như đã trở thành một mẫu số chung trong thập kỷ phát sóng trực tuyến này, khi "sự háo hức" của người xem trỗi dậy như một cách đón nhận "nội dung". Tuy nhiên, sự giao thoa cảm xúc mới là điều quan trọng. Và chúng ta chỉ cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn, để những nội dung thật sự tốt không rớt xuống đáy nhu cầu. 

Tham khảo Wall Street Journal

Giang Ng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên