[Nhịp đập phái sinh phiên 24/02] Vị thế Short “áp đảo hoàn toàn” phiên giao dịch đầu tuần
Về kỹ thuật, thị trường phiên nay xuất hiện cây nến Marubozu Bearish biên độ lớn đang cho thấy lực bán đang chi phối mạnh mẽ thị trường, mọi nỗ lực phục hồi những phiên trước đó đều bị xóa bỏ.
- 24-02-2020Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vốn hóa TTCK Việt Nam “bay hơi” 14,5 tỷ USD kể từ sau kỳ nghỉ Tết
- 24-02-2020Phiên 24/2: VN-Index mất gần 30 điểm, khối ngoại trở lại mua ròng trên HoSE
- 24-02-2020Cổ phiếu giảm sàn la liệt, VN-Index mất gần 30 điểm trong phiên 24/2
Mở phiên chiều, các vị thế bán dùng dằng tại ngưỡng 843(+/- 3 điểm). Tuy nhiên ngay sau đó vị thế short đã đẩy ồ ạt vào khiến giá và khiến hợp đồng VN30F2003 rơi với gia tốc mạnh mẽ và tiếp tục ồ ạt. Sau phiên ATC, hợp đồng VN30F2003 đóng cửa tại ngưỡng 829 điểm. Giữa mức điểm cao nhất và thấp nhất trong phiên ghi nhận độ chênh lớn gần 34 điểm.
Diễn biến hợp đồng VN30F2003 (Nguồn VNDirect)
Về kỹ thuật, thị trường phiên nay xuất hiện cây nến Marubozu Bearish biên độ lớn đang cho thấy lực bán đang chi phối mạnh mẽ thị trường, mọi nỗ lực phục hồi những phiên trước đó đều bị xóa bỏ. Hiện tại VN-Index nói chung và VN30 nói riêng vẫn đang có vùng hỗ trợ cứng áp theo VN30 là tại khu vực 825 điểm nên nhà đầu tư trong phiên tới có thể quan sát vùng giá này để ra quyết định.
Kết thúc phiên nay, cả 4 hợp đồng gần nhất đều đóng cửa với mức basis âm (thấp hơn VN30 Index). VN30F2003 phiên nay đóng cửa thấp hơn 8.4 điểm so với VN30 Index. Trong khi đó, điểm số 3 hợp đồng phái sinh còn lại đóng cửa với basis âm thấp hơn từ 2.4 tới 7.4 điểm. Khối lượng OI tiếp tục tăng đưa tổng khối lượng mở lên mức 17.340 hợp đồng.
Bảng giá phái sinh (Nguồn VNDirect)
Thanh khoản trên thị trường phái sinh cũng có xu hướng cải thiện đáng kể trong những phiên giao dịch tuần này. Trong ngày hôm nay, tổng khối lượng khớp lệnh của toàn thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt 128.976 hợp đồng.