NHNN giảm mạnh giá mua USD giúp gì cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán?
Hình ảnh minh hoạ
Từ phía thị trường chứng khoán, theo chuyên gia, các doanh nghiệp có vay nợ bằng ngoại tệ khả năng cao sẽ hưởng lợi nhất định.
- 11-11-2021Kho bạc Nhà nước tăng mua ngoại tệ, bơm mạnh VND ra thị trường
- 04-11-2021Ngoại tệ dồn dập về, tỷ giá USD/VND xuyên “ngưỡng chặn”
- 11-10-2021Nối dài lợi thế cho doanh nghiệp vay ngoại tệ
-
Chi phí vận tải cao, kết hợp với trì trệ trong việc vận tải hàng hóa đã bào mòn lợi nhuận của công ty này nhưng lại mở ra cơ hội mới cho công ty khác.
Mới đây NHNN tiếp tục giảm tỉ giá mua ngay USD xuống 22.650 VND/USD. Tính từ đầu năm NHNN đã giảm giá mua vào USD tổng cộng 2% sau 3 lần giảm. Đây là động thái mới của nhà điều hành nhằm mở rộng việc mua vào ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ứng trên thị trường trở nên dồi dào hơn. Theo số liệu mà các nhà phân tích của công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cung cấp cho nhà đầu tư, giá trị dự trữ ngoại hối Việt Nam đã đạt mốc 105 tỷ USD - mức cao kỷ lục mới.
Diễn biến tỷ giá trong 5 năm trở lại đây (dữ liệu do Pinetree tổng hợp)
Theo ông Nguyễn Duy Thành, Trưởng phòng phân tích của Công ty chứng khoán Pinetree, nhìn chung diễn biến giảm tỉ giá nói trên tuy khá bất ngờ nhưng phù hợp mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế của nhà điều hành.
Giảm tỷ giá giúp kiềm chế lạm phát
Nhóm phân tích của Pinetree cho rằng, lạm phát đang là vấn đề nguy hiểm nhất đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như với Việt Nam. Lạm phát kéo dài làm giảm tốc độ phục hồi sau dịch bệnh, bào mòn chất lượng cuộc sống của nhóm dễ bị tổn thương, từ đó gây ra các vấn đề xã hội khác. Người Mỹ bắt đầu nhắc tới thuật ngữ "Meatflation" ám chỉ giá thực phẩm tăng cao đến mức ai cũng phải phàn nàn và lo lắng, nhiều nơi người thu nhập thấp thậm chí đã phải thay đổi khẩu phần để thích nghi với mức giá mới.
Tại Việt Nam, nhiều lĩnh vực quan trọng trong nước như nông nghiệp, năng lượng, dệt may phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Ngô, đậu tương là nguyên liệu chính sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón là đầu vào của sản xuất nông nghiệp, trong khi than là nguyên liệu chính cho sản xuất điện, chưa kể đến giá xăng dầu tăng trung bình 47% từ đầu năm. Khi tất cả các nguyên liệu chính tăng giá, sau giai đoạn đầu khi các nhà sản xuất cố gắng tự hấp thụ chi phí cao hơn nhằm ổn định thị phần, giá cả đến tay người tiêu dùng cuối bắt đầu tăng lên từ đầu quý 3/ 2021.
CPI tháng 10 mới dừng ở mức 1,77% so với cùng kỳ, thấp hơn đáng kể so với thế giới, nguyên nhân một phần bởi giá thực phẩm chính là thịt lợn trong quý 2 giảm, một phần bởi nỗ lực của nhà điều hành thể hiện qua trợ giá điện, quỹ bình ổn xăng dầu, và nguyên nhân cuối cùng là tiêu dùng hộ gia đình thắt chặt trong giai đoạn giãn cách xã hội. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn tiếp theo, theo ông Nguyễn Duy Thành, khi tổng cầu phục hồi và các biện pháp tạm thời không thể áp dụng mãi, áp lực lạm phát tăng có thể trở lại.
Từ một góc nhìn khác, việc giảm tỉ giá cũng giúp giảm chi phí nguyên, nhiên, phụ liệu đầu vào và sau đó là giảm áp lực lạm phát gia tăng, tạo ra dư địa cho các chính sách kích thích kinh tế dài hơi hơn.
Nguồn GSO
Từ phía thị trường chứng khoán, theo ông Nguyễn Duy Thành, các doanh nghiệp có vay nợ bằng ngoại tệ khả năng cao sẽ hưởng lợi nhất định. Khi giá USD giảm so với VND, quy mô nợ của các khoản vay bằng USD cũng giảm tương ứng, có thể kể đến một số doanh nghiệp đang có vay nợ bằng USD như Hòa Phát, May Sông Hồng hay GSP....