MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhóm bất động sản và xây dựng tăng tốt, VN-Index đảo chiều giảm nhẹ cuối phiên

Nhóm bất động sản và xây dựng tăng tốt, VN-Index đảo chiều giảm nhẹ cuối phiên

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm nhẹ 0,93 điểm (-0,07%) xuống 1.240,71 điểm. HNX-Index giảm 1 điểm (-0,32%) xuống 307,02 điểm. UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (-0,5%) xuống 94,11 điểm. Toàn sàn có 523 mã tăng, 467 mã giảm và 201 mã đứng giá.

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch cuối tuần mở cửa không mấy tích cực khi các chỉ số đều bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, chỉ sau ít phút, lực cầu nhanh chóng dâng cao đã giúp các chỉ số có sự hồi phục nhất định. Sắc xanh tăng điểm lấn lướt trên cả 3 sàn trong cả phiên sáng sau đó.

Sang đến phiên chiều, sắc đỏ trở lại chiếm ưu thế trước áp lực bán mạnh gia tăng ở hàng loạt cổ phiếu Bluechips như SAB, MSN, VCB, GAS, VNM, HPG…Cụ thể, SAB (-3,93%) là tác nhân chính làm VN-Index giảm hơn 1 điểm.

Nhóm bất động sản và xây dựng tăng tốt, VN-Index đảo chiều giảm nhẹ 0,93 điểm - Ảnh 1.

Top đóng góp vào VN-Index

Rổ VN30 ghi nhận 17 mã giảm điểm trong khi chỉ có 10 mã tăng. Lực kéo lên VN30 dàn trải ra các mã PNJ (+3,82%), GVR (+3,27%), ACB (+1,57%), MBB (+0,93%).. Các mã tăng có biên độ không lớn, sàn sàn nhau và chưa thật sự nổi trội.

Nhóm cảng biển chìm trong sắc đỏ với HAH (-4,07%), GMD (-2,35%).. Nhóm thủy sản dù được đánh giá tích cực và có nhiều triển vọng giao dịch không mấy khả quan, giảm ở hầu hết các mã: VHC, ANV, FMC, ACL…

Nhóm phân bón chia làm 2 sắc thái, một bên những mã đầu ngành tăng điểm DCM (+3,82%), DPM (+3,74%), DDV (+2,94%), BFC (2,59%). Trong khi PSW, SFG, LAS, VAF … lại "đi lùi".

Nhiều cổ phiếu chứng khoán cũng chung số phận tiếp tục giảm: VND, FTS, HCM, SSI, ART.. ngược lại SHS, APS hay BVS lại giao dịch tích cực hơn khi giữ được sắc xanh.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu bất động sản và xây dựng như DIG, HDC, DXG, CEO, GEX, NTL, VC7... đồng loạt tăng giá và điều này góp phần giúp kéo các chỉ số tránh khỏi việc giảm sâu. Thậm chí, mảng xây dựng khu Công nghiệp ghi nhận HUT, FCN, CII kết phiên tím lịm; PC1, LCG, VGC, BCM.. đều chìm trong sắc xanh lá.

Nhóm bất động sản và xây dựng tăng tốt, VN-Index đảo chiều giảm nhẹ 0,93 điểm - Ảnh 2.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm nhẹ 0,93 điểm (-0,07%) xuống 1.240,71 điểm. HNX-Index giảm 1 điểm (-0,32%) xuống 307,02 điểm. UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (-0,5%) xuống 94,11 điểm. Toàn sàn có 523 mã tăng, 467 mã giảm và 201 mã đứng giá.

Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm so với phiên trước. Tổng khối lượng khớp lệnh và thỏa thuận toàn sàn đạt 14.921 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm còn 11.526 tỷ đồng, tương ứng giảm 0,88% so với phiên hôm trước.

Ngoài ra, giao dịch khối ngoại lại là điểm trừ khi họ bán ròng 380 tỷ đồng cả 3 sàn.

Trên sàn HoSE, NĐT nước ngoài hôm nay bán ròng 423 tỷ đồng, khối lượng bán ròng gần 11 triệu cổ phiếu, tập trung bán HPG (-166 tỷ đồng), SSI (-138 tỷ đồng), VIC (-72 tỷ đồng)... Ngược lại, chiều mua ròng khối ngoại gom nhiều nhất DPM (129 tỷ đồng). Xếp theo sau là quỹ FUEVFVND (41 tỷ đồng), DCM (30 tỷ đồng),...

Nhóm bất động sản và xây dựng tăng tốt, VN-Index đảo chiều giảm nhẹ 0,93 điểm - Ảnh 3.

Trái lại với diễn biến trên HoSE, khối ngoại lại mua ròng nhẹ gần 2 tỷ đồng trên sàn HNX. Tại chiều mua, CEO và IDC được gom mỗi mã khoảng 3 tỷ đồng.. Tại chiều bán, DP3, PVS, DL1 mỗi mã bị xả khoảng 1 tỷ đồng. CLH và THD cũng nằm trong top bán ròng hôm nay.

Nhóm bất động sản và xây dựng tăng tốt, VN-Index đảo chiều giảm nhẹ 0,93 điểm - Ảnh 4.

Trên sàn UpCOM, ghi nhận diễn biến tích cực nhất khi khối ngoại mua ròng 38 tỷ đồng, khối lượng mua ròng gần 2 triệu cổ phiếu. Ở chiều mua ròng, BSR là mã được gom ròng nhiều nhất với 46 tỷ đồng, xếp theo sau còn có VEA, ACV, CMT, MCM... Ngược lại, khối ngoại xả ròng mạnh nhất VTP (7 tỷ đồng) trong phiên giao dịch 20/5.

Nhóm bất động sản và xây dựng tăng tốt, VN-Index đảo chiều giảm nhẹ 0,93 điểm - Ảnh 5.
https://cafef.vn/nhom-bat-dong-san-va-xay-dung-tang-tot-vn-index-dao-chieu-giam-nhe-cuoi-phien-20220520155600236.chn

Kiều My

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên