MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhóm cố vấn kinh tế mới cũng bất lực với những chính sách kinh tế của Donald Trump

14-08-2016 - 09:39 AM | Tài chính quốc tế

Là một doanh nhân đang trên con đường trở thành chính khách, Donald Trump lại có một suy nghĩ khá kỳ lạ, đó là hoạch định một chính sách kinh tế cũng giống như đưa ra một quyết định kinh doanh.

Ngày 5/8 vừa qua, ông Donald Trump đã giới thiệu nhóm cố vấn kinh tế mới của mình.

Là một doanh nhân đang trên con đường trở thành chính khách, Donald Trump lại có một suy nghĩ khá kỳ lạ, đó là hoạch định một chính sách kinh tế cũng giống như đưa ra một quyết định kinh doanh. Nhóm cố vấn kinh tế mới của ông Donald Trump được ra mắt trong ngày 5/8 vừa rồi gồm tất cả 13 nam doanh nhân giàu có. Chỉ ba người trong số họ có kiến thức nền về kinh tế học.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu cố vấn kinh tế chất lượng cao có cần thiết hay không? Với ông Donald Trump, câu trả lời là có, đặc biệt là với phương án đánh thuế khó hiểu của ông. Trong phương án này, mức thuế đặt ra là quá cao trong khi lại không thực sự đem lại hiệu quả.

Cụ thể, thay vì kết hợp giảm thuế với các phương pháp mở rộng cơ sở thuế như những nhà cải cách thuế đã làm trước đây, ông Trump lại đề xuất thu hẹp cơ sở thuế. Đồng thời, ông còn loại bỏ cải cách thúc đẩy tăng trưởng thuế doanh nghiệp, loại thuế được nhiều nhà kinh tế học bảo thủ “yêu thích”.

Theo tính toán của tổ chức Tax Foundation, phương án đánh thuế của ông Trump sẽ tiêu tốn 12 nghìn tỉ USD trong vòng 10 thập kỷ trước khi đem lại lợi nhuận kinh tế.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là liệu đội ngũ cố vấn mới của ông Trump có thể viết được một kế hoạch kinh tế tốt hơn. Nếu một trong số họ là một nhà kinh tế học, thì điều đó là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, chiến dịch của ông Trump lại không tập trung vào yếu tố chuyên môn; thay vào đó, với ông, thành tựu tài chính sẽ đem lại quá trình hoạch định chính sách thành công.

Trong nhiều lĩnh vực, các doanh nhân có thể sẽ không có đầy đủ kiến thức về một kịch bản tiềm năng cho nền kinh tế. Ví dụ như chính sách chống độc quyền. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thành công, sẽ thấy chính sách này là một gánh nặng. Chính sách này yêu cầu nhiều quy định nặng nề với những công ty lớn muốn sáp nhập; nhưng nhìn chung, chính sách này đóng một vai trò quan trọng cho toàn nền kinh tế.

Tương tự, một doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu được bảo vệ trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài; tuy nhiên, trong trường hợp đó, người chịu thiệt lại là người tiêu dùng.

Trong khi các doanh nhân đều mong muốn nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp, thì các nhà kinh tế học lại có cái nhìn toàn diện hơn về các chính sách kinh tế, và ít nhất thì họ đã được đào tạo để luôn suy nghĩ cho lợi ích công.

Sau khi đưa ra lựa chọn cố vấn kinh tế, chính sách kinh tế của ông Trump vẫn rất khó đoán bởi trước đây ông đã hứa hẹn sẽ suy nghĩ dựa trên thực tiễn nền kinh tế. Nhưng đề xuất của ông lại đi ngược lại lời hứa này.

Trước hết, ông Donald Trump đề xuất thiết lập các hàng rào thương mại; hệ quả là mức tiền lương giảm thay vì tăng. Bên cạnh đó, những mục tiêu như cắt giảm thuế, không đầu tư ngân sách cho khu vực An ninh Xã hội và giảm nợ công ngay lập tức đều là không hợp lý. Không ai có thể biết trước được ông Trump sẽ ưu tiên thực hiện mục tiêu nào.

Hoạch định chính sách không đồng đều, đặc biệt là chính sách tiền tệ, là một rủi ro lớn. Tuy nhiên, cố vấn David Malpass, một trong số ba doanh nhân có hiểu biết về kinh tế học trong đội ngũ cố vấn kinh tế của ông Trump, lại đề xuất thắt chặt chính sách tiền tệ trong hoàn cảnh nền kinh tế phát triển ảm đạm và lạm phát ở dưới mục tiêu.

Và nếu như ông Trump trở thành tổng thống và bổ nhiệm một người khác vào vị trí chủ tịch của bà Janet Yellen trong Cục Dự Trữ Liên Bang, thì nền kinh tế Mỹ sẽ lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Nếu ông Donald Trump trúng cử trong tháng 11, người dân Mỹ cần chuẩn bị tinh thần đón chờ một loạt các quy định mới. Tuy nhiên, những vấn đề còn lại vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Quỳnh Mai

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên