MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhóm ngành năm nào cũng lấy ĐIỂM CHUẨN đại học cao ngất ngưởng nhưng sinh viên dễ THẤT NGHIỆP vì điều này

06-09-2021 - 14:10 PM | Sống

Nhóm ngành năm nào cũng lấy ĐIỂM CHUẨN đại học cao ngất ngưởng nhưng sinh viên dễ THẤT NGHIỆP vì điều này

Được biết khối ngành Kinh tế luôn có điểm chuẩn đại học rất cao. Với một số trường top đầu, thí sinh phải thi 9 điểm/môn mới chắc suất đỗ.

Kinh tế là một trong những khối ngành nóng nhất trong các mùa tuyển sinh đại học. Đây là khối ngành rất rộng, đào tạo nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số ngành học hot thuộc khối ngành này có thể kể đến như: Quản trị kinh doanh, Quản trị Lữ hành, Quản trị Nguồn nhân lực, Kinh doanh Quốc tế, Tài chính Ngân hàng, Marketing...

Theo dõi các bảng thống kê trong mỗi mùa tuyển sinh đại học sẽ thấy, chỉ tiêu các nhóm ngành trong khối ngành Kinh tế năm cao cũng rất cao. Cùng với đó, lượng hồ sợ nộp vào "khủng" chẳng kém. Điều này dẫn đến tỷ lệ chọi cao, thí sinh phải cạnh tranh "sứt đầu mẻ trán" mới có được suất trúng tuyển đại học.

Được biết khối ngành Kinh tế luôn có điểm chuẩn đại học ngất ngưởng. Một số trường top đầu về Kinh tế như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng lấy điểm chuẩn những ngành học hot từ 25, 26 điểm trở lên. Điều đó có nghĩa, thí sinh phải đạt 9 điểm/môn trở lên thì mới đỗ. Một số trường Kinh tế top trung cũng có điểm đầu vào ở mức 7 điểm/môn. Như vậy, nếu muốn học khối ngành Kinh tế, thí sinh phải có học lực khá trở lên.

Nhóm ngành năm nào cũng lấy ĐIỂM CHUẨN đại học cao ngất ngưởng nhưng sinh viên dễ THẤT NGHIỆP vì điều này - Ảnh 1.

Khối ngành Kinh tế năm nào cũng hot, được nhiều sinh viên lựa chọn. (Ảnh minh họa)

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và đào tạo, toàn hệ thống có hơn 3,8 triệu nguyện vọng đăng ký tuyển sinh đại học, gần 550.000 chỉ tiêu. Trong đó, nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý có số lượng chỉ tiêu lớn nhất, trên 118.000, chiếm hơn 21% tổng chỉ tiêu của tất cả các nhóm ngành. Số lượng nguyện vọng thí sinh đăng ký cũng lớn nhất, chiếm 32,7%.

Trả lời báo Tiền Phong, TS. Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính, cho rằng, đất nước đang phát triển nên nhu cầu về nhân lực kinh tế vẫn còn rất lớn. Nhưng ông nhận định, các trường ĐH đang mở quá nhiều mã ngành liên quan kinh tế, dẫn đến những "rối loạn" không cần thiết cho thí sinh.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cũng cho biết, nhiều sinh viên nhóm ngành kinh tế đang thất nghiệp, còn nhóm ngành công nghệ kỹ thuật đang rất đắt hàng. Theo ông, nhiều thí sinh thích học kinh tế hơn kỹ thuật là do không có định hướng từ trường phổ thông, công tác hướng nghiệp của các trường còn rất kém; cùng với đó là tâm lý ngại khó, ngại khổ của thí sinh.

Cũng theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, việc thí sinh đổ dồn vào nhóm ngành kinh tế có thể gây ra hệ quả vô cùng lớn. Phần lớn các trường ưu tiên mục tiêu tuyển sinh, không quan tâm vấn đề việc làm của sinh viên ra trường.

Còn theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GD&ĐT, Việt Nam hiện có rất nhiều trường đào tạo về kinh tế; cung cao hơn cầu sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

(Tổng hợp)

Theo Thanh Hương

Nhịp sống Việt

Trở lên trên