Nhộn nhịp và khốc liệt như thị trường ví điện tử Việt
FiinGroup dự báo đến cuối năm nay sẽ có khoảng 50 triệu ví điện tử hoạt động tại Việt Nam, tăng gần 40% so với năm 2023, trong khi hầu hết các "ông lớn" dẫn đầu vẫn đang trong giai đoạn "đốt tiền".
- 08-10-2023Doanh nhân vừa bị CQ an ninh yêu cầu rà soát tài sản: Ông chủ của resort 2.500 tỷ, đứng sau 1 ví điện tử, cổ phiếu công ty cũ từng tăng hơn 500%
- 02-10-2023Bùng nổ thị trường ví điện tử, MoMo và ZaloPay dẫn đầu danh sách thua lỗ
- 07-02-2023Đốt tiền không tiếc tay cho ZaloPay, VNG vẫn thua đau trong cuộc chiến ví điện tử: Kém cả app tài chính của các ngân hàng, bị MoMo lấn lướt
Tăng trưởng hàng đầu khu vực
Theo dữ liệu từ FiinGroup - doanh nghiệp chuyên lĩnh vực cung cấp dịch vụ tích hợp về dữ liệu tài chính, thông tin kinh doanh, nghiên cứu ngành và các dịch vụ khác thì tính đến cuối năm 2023, toàn thị trường Việt Nam có 36 triệu ví điện tử hoạt động.
Ví điện tử được FiinGroup định nghĩa theo theo Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 là một trong các dịch vụ trung gian thanh toán, bên cạnh các dịch vụ khác như cổng thanh toán, chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử, hỗ trợ thu hộ - chi hộ, Lượng ví điện tử tiếp tục tăng mạnh nhờ duy trì đà tăng trưởng tốt thời gian qua.
Tại Việt Nam, thời gian qua, thị trường ví điện tử đã chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng. Cụ thể, giai đoạn 2018-2023, số lượng và giá trị giao dịch thông qua ví điện tử liên tục đạt mức tăng trưởng hai con số, với tốc độ hàng năm lần lượt là 80,4% và 83,5%.
Theo FiinGroup, thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam bằng điện thoại thông minh phổ biến cao nằm trong xu thế thanh toán kỹ thuật số ngày càng phổ biến và sự tham gia tích cực của các công ty trung gian thanh toán đã giúp lượng ví điện tử liên tục gia tăng.
Cụ thể, hiện nay, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam ước đạt 73,5% năm 2022, tương đương gần 72,5 triệu người và được dự báo đạt khoảng 82,2 triệu vào 2025.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 11 tháng đầu 2023, thanh toán qua kênh điện thoại di động nói chung đạt gần 7,13 tỷ giao dịch với giá trị hơn 49,4 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 61,1% về số lượng và 11,7% về giá trị.
Theo nền tảng dữ liệu Statista (Đức), năm 2022, Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về lượng ví điện tử, sau Indonesia và Philippines.
Chưa có số liệu đầy đủ về số lượng ví điện tử tại các nước trong khu vực năm qua. Tuy nhiên, trật tự thứ hạng của top 3 được Statista dự báo tiếp tục duy trì đến 2026, khi lượng ví điện tử của Indonesia, Philippines và Việt Nam lần lượt là 215,7 triệu, 69,8 triệu và 67,6 triệu.
Trong khi đó, theo một khảo sát của Visa vào năm 2022, cả Việt Nam, Indonesia và Philippines cũng đều nằm trong top đầu khu vực này về mức độ phổ biến của ví điện tử trong thanh toán kỹ thuật số.
Thị trường trong tay một vài “ông lớn”
FiinGroup đánh giá dù thị trường đông đúc với 50 công ty dịch vụ trung gian thanh toán, lượng người dùng ví điện tử tại Việt Nam chỉ tập trung ở vài ông lớn, đặc biệt là Momo, Shopee Pay và VNPay.
Momo thể hiện tham vọng trở thành siêu ứng dụng bằng cách chủ động đa dạng hóa các đối tác liên kết và dịch vụ thông qua M&A cũng như đầu tư vào các công ty khởi nghiệp hoặc công ty khác. Mới đây, Fintech này mua lại một công ty bảo mật, bước chân sang lĩnh vực đầu tư.
Trong khi đó, ShopeePay khai thác thế mạnh thương mại điện tử của Shopee, còn VNPay tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là cổng thanh toán tại cửa hàng bán lẻ địa phương và mạng lưới đối tác trên toàn quốc.
Bên cạnh sự chiếm ưu thế gần như tuyệt đối của một số “ông lớn” theo FiinGroup, các trung gian thanh toán nhỏ hiện phải đối mặt với những thách thức trong hoạt động có hiệu quả.
Cuộc đua “đốt tiền” chưa hồi kết
Dù có các con số tăng trưởng ấn tượng, các ví điện tử vẫn chưa thoát khỏi cuộc đua tiêu vốn để thu hút và giữ chân khách hàng, theo FiinGroup. Nguyên nhân là nhiều người dùng thanh toán qua ví điện tử do các ưu đãi hấp dẫn và phiếu giảm giá mà họ nhận được. Người dùng có xu hướng quan tâm đến các chương trình khuyến mãi, sau đó chuyển sang một nhà cung cấp khác.
Điều này đòi hỏi các nỗ lực khuyến mãi liên tục từ các ví điện tử và cổng thanh toán, dẫn đến gánh nặng chi phí lớn cho các công ty này. Do đó, các nhà cung cấp hàng đầu với hàng triệu người dùng như Momo hoặc Shopee Pay tiếp tục lỗ, bất chấp tăng trưởng doanh thu ròng.
Sự cạnh tranh lâu dài trong thị trường ví điện tử dự báo chuyển từ cuộc đua đốt tiền làm khuyến mãi sang so kè công nghệ, tính toàn diện của hệ sinh thái, trải nghiệm khách hàng và đa dạng hóa doanh thu qua các dịch vụ tài chính bổ sung.
Một số ví đã thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực cho vay kỹ thuật số. Tuy nhiên, quy định của Việt Nam cấm các tổ chức phi ngân hàng trực tiếp cung cấp các khoản vay. Do đó, các trung gian thanh toán lựa chọn hợp tác với ngân hàng hoặc công ty tài chính để tung ra các khoản vay tiêu dùng trên nền tảng của họ.
Nhịp sống thị trường