MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

NHTW Anh đã "giả dối" để ngăn chặn thảm họa tài chính trong Thế chiến thứ nhất như thế nào?

10-08-2017 - 10:05 AM | Tài chính quốc tế

Một nghiên cứu mới đây vạch trần sự thật NHTW Anh đã có hành vi gian lận trong việc phát hành trái phiếu chiến tranh trong Thế chiến thứ nhất.

NHTW Anh đã bí mật dùng hàng triệu bảng Anh để che giấu đi sự thất bại của mình trong Thế chiến thứ I.

Vào những ngày đầu của cuộc chiến năm 1914, chính phủ Anh đã cố gắng kêu gọi 350 triệu bảng - tương đương với khoảng 38 tỷ bảng ngày nay - thông qua việc phát hành trái phiếu chiến tranh - trong đó 250 triệu bảng đến trực tiếp từ người dân.

Sự việc này lúc đó được chính phủ và báo chí nước Anh miêu tả là một thành công vang dội. Nó là biểu hiện cho lòng yêu nước của toàn thể người dân Anh.

Tuy nhiên, Michael Anson - người làm việc trong khu lưu trữ tài liệu của NHTW Anh cùng với Norma Cohen, Alastair Owens và Daniel Todman đến từ trường ĐH Queen Mary của London mới đây đã đưa ra một vài bằng chứng cho thấy khoản vay nợ 350 triệu bảng thực sự là một thất bại ngoạn mục. Chỉ có một vài thủ thuật kế toán (kế toán sáng tạo) từ NHTW Anh ngăn chặn thảm hoạ tài chính và thảm hoạ truyền thông.

Sau khi phân tích sổ cái của các nhà đầu tư đã mua các trái phiếu chiến tranh có lợi suất 3,5% nói trên, John Osborne - thư ký bán thời gian cho Thống đốc NHTW Montagu Norman - đã rút ra kết luận vào năm 1926 rằng thực ra nhu cầu của dân chúng chỉ dừng lại ở mức 91,1 triệu bảng. Đây là một thực tế mà ông Osborne cho rằng nếu bị tiết lộ ở thời điểm chiến tranh sẽ trở thành thảm hoạ.

Thay vào đó, để che đậy khoản thiếu hụt, giới chức NHTW Anh đã ngấm ngầm vạch ra một kế hoạch. Thủ quỹ Gordon Nairn và phó Thủ quỹ Ernest Harvey được ra lệnh mua vào trái phiếu bằng tên riêng của họ sau đó khoản trái phiếu này được NHTW Anh giữ.

Hành vi lừa dối của NHTW Anh đã được giấu kín trong suốt bao nhiêu năm qua bằng cách phân loại số trái phiếu này là "Chứng khoán khác" trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, chứ không phải liệt vào hạng mục Chứng khoán do Chính phủ phát hành - một kế hoạch mà John Maynard Keynes gọi là "bậc thầy thao túng" trong một bản ghi nhớ bí mật ông viết vào năm 1915.

Trong mắt công chúng, chính sách bán trái phiếu chiến tranh chỉ là một thứ mờ nhạt gói gọn lại trong hai từ "thành công". Báo Financial Times đưa tin vào ngày 23/1/1914 từng viết rằng nhu cầu từ phía dân chúng cao hơn tới 250 triệu bảng so với nguồn cung và "tiền vẫn đang được đổ vào".

Về phần mình, các quan chức chính phủ nhận ra rằng chỉ riêng chủ nghĩa yêu nước không đủ để bán một tờ trái phiếu và cần phải tăng lãi suất cho các đợt chào bán trong tương lai.

Vào năm 1917 - tức là 3 năm sau khi chương trình trái phiếu chiến tranh được đưa ra, chính phủ đã kêu gọi được 2 tỷ bảng thông qua hình thức này bằng cách cung cấp một lợi suất khủng lộ lên tới 5,4%.

Anh Sa

Bloomberg

Trở lên trên