MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhu cầu và giá kỳ vọng phục hồi mạnh, lợi nhuận ngành thép có thể tăng trưởng đến 40% trong năm 2024

MBS kỳ vọng biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp sẽ cải thiện từ mức trung bình 8% trong năm 2023 lên 13% năm 2024.

Thep-la-gi.png

Sau giai đoạn điều chỉnh mạnh, cổ phiếu ngành thép ghi nhận đà phục hồi đáng kể trong nửa đầu tháng 11. Tính từ đầu tháng tới nay, thị giá các cổ phiếu hầu hết ghi nhận mức tăng hai chữ số phần trăm, HPG tăng 16%, HSG tăng 28%, NKG tăng 27%, SMC tăng 11%, TVN tăng 11%, TLH tăng 22%,...

93XmKhLS.png

Diễn biến giá cổ phiếu ngành thép đồng pha với nhịp hồi mạnh của giá thép thế giới. Hiện giá thép thanh vằn tại Trung Quốc đã hồi phục khoảng 12% trong hơn 3 tuần qua lên mức 4.031 CNY/tấn. Chiều ngược lại, giá than luyện đang neo ở mức thấp, quanh vùng đáy. Dữ liệu từ tradingeconomics cho thấy giá than hiện đang dao động dưới ngưỡng 123,25 USD/tấn.

jbp_com (1).png

Ngoài yếu tố về giá, bức tranh ngành thép thế giới nói chung đang có những tín hiệu tích cực hơn. Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán MBS đánh giá nguồn cung giảm và nhu cầu thép thế giới dự báo sẽ hồi phục vào năm 2024, cụ thể nguồn cung thép giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ trong bối cảnh Trung Quốc cắt giảm sản lượng và Thổ Nhĩ kì chưa thể phục hồi. Trong khi đó, nhu cầu thế giới theo dự báo mới nhất của WSA sẽ tăng 1,9% với động lực chính đến từ nhu cầu xây dựng khu vực EU và Ấn Độ, điều này dự kiến cũng sẽ tác động tích cực đến giá thép thế giới trong năm 2024.

Trong nước, tiêu thụ thép xây dựng nội địa năm 2023 ghi nhận mức thấp trong bối cảnh ngành bất động sản trầm lắng khi nguồn cung dự án giảm mạnh. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ thép yếu do nguồn cung bất động sản sụt giảm khiến giá thép xây dựng giảm mạnh. Cho cả năm 2023, MBS dự báo giá thép nội địa duy trì quanh mức 139 triệu đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Dù vậy, nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện kể từ năm 2024, từ đó sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa. Hơn nữa, Chính phủ đã ban hành 1 số biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản. MBS kì vọng yếu tố tích cực từ giá thép thế giới và thị trường bất động sản phục hồi từ giữa năm 2024 thúc đẩy giá thép nội địa. Nhờ đó, giá thép xây dựng dự kiến phục hồi lên mức 15 triệu đồng/tấn, tăng 8% vào 2024. Trong khi đó, đà tăng giá nguyên vật liệu có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn và sẽ hạ nhiệt trong năm 2024 khi nhu cầu sản xuất thép của Trung Quốc giảm.

Đội ngũ phân tích cũng cho rằng nhu cầu phục hồi từ EU là yếu tố chính tác động tích cực, đưa thị trường thép xuất khẩu trở thành điểm sáng. Sản lượng xuất khẩu thép dự kiến lần lượt đạt 10,5 triệu tấn (tăng 25%) vào năm 2023 và 11,2 triệu tấn (tăng 7%) vào 2024. Bên cạnh đó,giá HRC xuất khẩu dự kiến đạt 800 USD/tấn (+8%) trong năm 2024.

Tổng lợi nhuận nhóm ngành thép dự kiến tăng trưởng 40% trong năm 2024

Xét riêng các doanh nghiệp ngành thép, MBS kỳ vọng biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp sẽ cải thiện từ mức trung bình 8% trong năm 2023 lên 13% năm 2024. Giá thép được dự báo sẽ hồi phục khoảng 8% và giá NVL giảm nhẹ 6%, từ đó cơ sở để biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành hồi phục lên mức hai chữ số trong năm tới.

Screen Shot 2023-11-20 at 23.24.48.png

MBS lưu ý rằng, giá than và quặng có xu hướng tăng kể từ đầu tháng 9 trong bối cảnh các nhà máy sản xuất thép tại TQ tăng cường tích trữ tồn kho trước khi phải thực hiện chính sách cắt giảm giảm sản lượng trong năm 2024. Nguồn cung quặng sắt sang 2024 tiếp tục được cải thiện khi sản lượng tại Úc được dự báo tăng 2,9% svck lên mức 1,01 tỷ tấn theo dự báo của Bộ Công Nghiệp - Khoa học nước này.

Cùng với biên lãi, tổng lợi nhuận các DN ngành thép dự kiến tăng trưởng 40% so với cùng kỳ trong năm 2024 nhờ doanh thu dự kiến hồi phục 25% trong bối cảnh sản lượng và giá bán tăng trưởng; biên lợi nhuận gộp phục hồi lên mức 13% (so với khoảng 8% của năm 2023) cũng như chi phí tài chính giảm 30% khi áp lực tỷ giá và chi phí lãi vay hạ nhiệt.

Screen Shot 2023-11-20 at 23.24.32.png

Phương Linh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên