MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhức nhối khu ổ chuột ở những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới

02-03-2017 - 12:43 PM | Tài chính quốc tế

Khoảng 55% dân cư thành thị ở Campuchia sống trong những ngôi nhà tồi tàn lụp xụp. Tỷ lệ ở Mông Cổ, Myanmar và Philippines lần lượt là 43%, 41% và 38%; trong khi con số ở Trung Quốc và Indonesia thấp hơn một chút nhưng cũng trên 20%.

Những nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á đang mắc kẹt trong một câu đố hóc búa mà sự bùng nổ kinh tế mang lại: những đoàn người di cư từ nông thôn lên thành thị làm việc phải sống cuộc đời tạm bợ trong những khu ổ chuột.

Theo số liệu mới được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố, khoảng 55% dân cư thành thị ở Campuchia sống trong những ngôi nhà tồi tàn lụp xụp. Tỷ lệ ở Mông Cổ, Myanmar và Philippines lần lượt là 43%, 41% và 38%; trong khi con số ở Trung Quốc và Indonesia thấp hơn một chút nhưng cũng trên 20%.

Xét trên một vài khía cạnh, có thể coi đây là mặt trái của quá trình đô thị hóa trên diện rộng – điều đã đem lại mức tăng trưởng vượt bậc cho các quốc gia châu Á. Ở những nơi như Manila và Jakarta, hàng triệu người lao động đã góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế đang sống trong những khu nhà ở được dựng tạm và bất hợp pháp.

Theo bà Makiko Watanabe, chuyên gia nghiên cứu đô thị của World Bank, các nước đang phát triển có thể học tập thành công của Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản – những nước ở ngay cùng châu lục đã giải quyết thành công tình trạng này. Ví dụ, Chính phủ Singapore đã có thể biến một thị trấn thuần nông thành thành phố sầm uất bậc nhất thế giới bằng cách xây dựng những khu nhà ở có giá hợp lý.

Một cách khác là mở rộng khu đô thị bằng cách xây dựng trường học, bệnh viện, cao tốc và sân bay ở các khu ngoại ô. Từ Bắc Kinh tới Bangkok, các nước đang cố gắng giảm tải cho các đô thị trung tâm đồng thời cũng là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động nghèo. Ở Philippines, điều đó có nghĩa là phân bổ hợp lý hơn số của cải đang tập trung ở Manila – thủ đô có dân số 22 triệu người đang chiếm tới hơn 1/3 GDP cả nước.

Bà Watanabe cho rằng các quốc gia sẽ có thể phân bổ dân số một cách hợp lý hơn nếu như thành công trong việc xây dựng các trung tâm kinh tế vùng.

Thanh Thanh

Bloomberg

Trở lên trên