Những bệnh nguy hiểm đe dọa sức khỏe của gia đình bạn khi trời nắng nóng đỉnh điểm, ai cũng nên biết để phòng tránh
Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm không chỉ gây khó chịu mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm đe dọa sức khỏe của gia đình bạn như say nắng, kiệt sức, các bệnh truyền nhiễm, bệnh đường hô hấp...
- 02-07-2018Thời tiết nắng nóng cực điểm hơn 40 độ C, làm ngay điều này để không "đổ bệnh"
- 01-07-2018Nắng nóng 40 độ, 32.000 học sinh vừa trượt công lập phải phơi mặt ra đường để lên trường hộp hồ sơ vào lớp 10
- 01-07-2018Ảnh: Người lao động oằn mình mưu sinh dưới cái nắng “cháy da cháy thịt” ở Hà Nội
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn dự báo, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có thể đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt nhất trong năm 2018 với nền nhiệt độ 39 - 40 độ C, nhiệt độ thấp nhất cũng tới 30 độ C. Các tỉnh ven biển miền Trung cũng có khả năng phải chịu thêm một, hai đợt nắng nóng nữa với cường độ tương đương trong tháng 7.
Nắng nóng gay gắt, nền nhiệt tăng cao không có mưa đi kèm có thể dẫn tới hàng loạt các bệnh nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em. Dưới đây là một số căn bệnh dễ phát sinh khi nhiệt độ tăng cao mà bạn cần biết.
Khi nhiệt độ tăng cáo lên tới 38 - 39 độ C thì dù trẻ em hay người lớn đều có thể bị say nắng. Nguyên nhân là do cơ thể mất nhiều nước, tiết mồ hôi nhiều, rối loạn điều hòa thân nhiệt khi ánh nắng gay gắt chiếu vào người trong thời gian dài...
Các dấu hiệu khi bị say nắng là sốt, chóng mặt, da đỏ và khô (không vã mồ hôi) và có thể ngất xỉu, mê sảng... Trẻ nhỏ bị say nắng sẽ quấy khóc, luôn mệt mỏi lờ đờ, sốt nóng toàn thân và có thể bị co giật.
Say nắng là tình trạng cấp cứu, có thể dẫn tới tử vong hoặc gây dị chứng nặng nề nếu không được điều trị, cấp cứu kịp thời. Khi thấy người bị say nắng, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân vào khu vực râm mát, hạ thân nhiệt bằng bất cứ biện pháp nào như dùng nước mát lau người, cho uống nước... trước khi chuyển tới cơ sở y tế.
Nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều loại vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, thức ăn, nước uống dễ ôi thiu, biến chất. Ăn phải những thực phẩm có sự xâm nhập của vi khuẩn khiến bạn dễ bị nôn mửa, ngộ độc, tiêu chảy kéo dài...
Trong thời tiết nắng nóng, bạn cần chú ý việc bảo quản thức ăn đúng tiêu chuẩn. Thức ăn, nước uống nên được bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh. Không nên sử dụng thức ăn để qua đêm, có dấu hiệu bị vi khuẩn xâm nhập...
Các bệnh đường hô hấp
Khi nền nhiệt độ luôn ở mức 39 - 40 độ C, điều hòa, quạt điện là những thứ luôn được các gia đình dùng hết công suất để xua tan cái nắng nóng. Tuy nhiên, thói quen sử dụng các vật dụng này chưa đúng có thể gây nguy hại đến sức khỏe của gia đình bạn.
Nhiều người thích để điều hòa, quạt điện chiếu thẳng luồng gió vào đầu, mặt để tận hưởng cảm giác mát mẻ hơn. Điều này vô tình khiến cho họng, đường hô hấp bị khô do chất nhầy bảo vệ đường hô hấp đã bị thổi khô, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh.
Triệu chứng ở người bệnh bị bệnh đường hô hấp vào thởi điểm nắng nóng là chảy nước mũi, ho, sốt, thở khờ kẻ, đau họng, khô họng và viêm đường hô hấp...
Những người làm việc trong phòng điều hòa ở nhiệt độ thấp, khi ra ngoài trời rất dễ bị sốc nhiệt dẫn đến các bệnh viêm họng, viêm xoang...
Bệnh da liễu
Thời tiết oi nóng, tuyến mồ hôi sẽ tăng cường hoạt động để giải nhiệt cho cơ thể khiến cho các vùng trán, dưới cánh tay, lưng, cổ... thường xuyên ẩm ướt. Nếu không chú ý vệ sinh, nhiệt độ cao cùng với sự ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, làm bít lỗ chân lông gây da viêm da, nấm da...
Các bệnh lý về da khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Nhiều trường hợp nặng có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, gây sốt cao và các bệnh da liễu khó chữa...
Lưu ý để phòng tránh các bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe
Trong tình hình thời tiết như hiện nay, người dân luôn phải có phương án dự phòng say nắng, say nóng, tránh sốc nhiệt.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như đồ bảo hộ lao động, mũ nón, kính che nắng. Hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt. Nến định kỳ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong 10 -15 phút sau mỗi 1 giờ làm việc.
- Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể chuẩn bị nước có pha chút muối hoặc nước trái cây để bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể. Tránh bị mất nước quá lâu.
- Người làm việc trong phòng điều hòa, máy lạnh cần chú ý khi ra ngoài trời. Nên để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ cao để tránh sốc nhiệt.
- Không nên cho trẻ nhỏ tham gia hoạt động ngoài trời qua lâu. Nhất định phải chuẩn bị kem chống nắng, các dụng cụ che nắng như ô, mũ rộng vành, quần áo thoáng mát cho trẻ khi đi ra đường. Trẻ em lớn tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời dễ bị chuột rút, kiệt sức vì nắng nóng. Vì thế, các phụ huynh cần chú ý đến các trang bị chống nắng cho trẻ, cho trẻ uống đủ nước, hạn chế các loại nước có cồn vì chúng càng khiến tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể, nên tắm rửa sạch sẽ sau khi hoạt động mạnh ngoài trời. Luôn mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt.