Những bí ẩn chưa được tiết lộ đằng sau cánh cổng Đại học Harvard
Không phải bất cứ thứ gì lấp lánh cũng là vàng. Những gì người ta biết về Harvard, cùng với nghiên cứu của riêng tôi, đã tiết lộ một vài sự thật ít được biết đến về Ivy Leagues.
- 27-01-2021Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra: Những người thành công đều có 4 điểm tương đồng từ thời thơ ấu, con của bạn thế nào?
- 10-01-2021Giáo sư Đại học Harvard chỉ ra 3 cơ hội để trẻ trở nên thông minh hơn trong đời, đừng để đến khi con học THCS thì đã muộn
- 05-01-2021Chuyên gia Đại học Harvard: 4 thời gian đặc biệt trong ngày cha mẹ nên ở bên cạnh con, có thể thay đổi cuộc đời đứa trẻ
Harvard không như những gì bạn tưởng đâu. Thực chất nó còn tuyệt vời hơn những gì bạn tưởng tượng nhiều.
Lần đầu tiên tôi tham quan đại học Harvard, tôi đã hoàn toàn chết lặng và không nói nên lời. Bước vào sân trường, tôi thấy hàng trăm sinh viên đã chạy bộ xung quanh khuôn viên trường với nụ cười rạng rỡ trên môi. Không khí xung quanh đây khiến tôi có cảm giác như tôi vừa được hít chung bầu không khí với các "Steve Jobs" tương lai vậy.
Bạn tôi, Thomas Sowel là một cựu sinh viên của trường, nói rằng điều tuyệt vời nhất khi tốt nghiệp ở Harvard là bạn sẽ không còn cảm thấy ghen tị với những sinh viên ở đây nữa.
Nhưng, tôi, một người có khuynh hướng đi ngược lại với số đông, đã có một suy nghĩ khá lạ lùng. Đó là tôi muốn biết về mặt trái của ngôi trường này - ngôi trường được mệnh danh là "lò đào tạo" tỷ phú của thế giới.
Không phải bất cứ thứ gì lấp lánh cũng là vàng. Tôi tin điều này là đúng. Chính vì thế tôi đã quyết định tìm hiểu vấn đề này. Rất may, người anh em họ của tôi, Jordan Alston Harmon đã từng tốt nghiệp Harvard vào năm 2017. Những gì anh ta biết về Harvard, cùng với nghiên cứu của riêng tôi, đã tiết lộ một vài sự thật ít được biết đến về Ivy Leagues.
Nếu bạn đang muốn vào 1 trong 8 trường của Ivy League hoặc đơn giản là tò mò giống tôi thì tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về những bí ẩn nằm sau cánh cổng Harvard.
Tại sao đạt 4.0 GPA ở Harvard là điều dễ dàng?
Điểm A là điểm phổ biến nhất ở Harvard. Cựu hiệu trưởng trường đại học Harvard đã từng xác nhận rằng tình trạng lạm phát điểm có tồn tại ở Harvard.
Ở ngôi trường này, tỷ lệ sinh viên đạt điểm A đang ở mức cao ngất ngưởng. Tôi ước gì trường đại học của tôi cũng được như vậy.
Dù phần đông các sinh viên Harvard được đánh giá là có năng lực bởi thành tích đầu vào ấn tượng nhưng với chương trình học không hề "dễ ăn", những bảng điểm toàn (A), GPA đẹp như mơ vẫn khiến dư luận không ngừng đặt nghi vấn về việc liệu sinh viên có được nâng đỡ quá nhiều để tốt nghiệp cùng tầm bằng đẹp hay không.
Khi tôi hỏi Jordan về vấn đề này, anh ta đã nói rằng: "Cũng không hẳn là do trường nâng đỡ. Bởi vì các sinh viên ở đây sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với điểm B . Chính vì thế họ sẽ học rất chăm chỉ và cải thiện điểm cho đến khi đạt A thì thôi."
Điều này tôi công nhận vì tôi cũng từng là sinh viên nên tôi biết B với A nó khác nhau một trời một vực mặc dù xét theo khía cạnh toán học nó chẳng hơn nhau là mấy.
Dù nói thế nào đi chăng nữa thì GPA cũng rất quan trọng và Harvard cũng biết điều này. Bằng chứng là vào năm 2013, theo số liệu của hiệp hội các trường đại học và nhà tuyển dụng quốc gia thì 66% nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên theo điểm GPA. Nên có một bảng điểm đẹp cũng có lợi cho sinh viên. Và Harvard đã làm được điều đó cho sinh viên.
Mặt khác, trong một cuộc phỏng vấn với Harvard Crimson (tờ báo của trường), hiệu trưởng đã nói với các phóng viên rằng thế hệ sinh viên ngày nay không được như các thế hệ trước. Sinh viên bây giờ vẫn còn hơi khờ dại, nghịch ngợm và được bố mẹ nuông chiều. Ông nói:
"Đây là thế hệ chưa bao giờ gặp thất bại. Họ đều giành được giải thưởng ở tất cả những lĩnh vực mà họ tham gia. Họ lớn lên với một cảm giác chiến thắng và chưa từng nếm mùi đau đớn của thất bại. Chính vì thế họ vẫn còn bồng bột và chưa trưởng thành."
Harvard và người Mỹ gốc Á
Một nghiên cứu của Princeton cho thấy điểm SAT (thi đánh giá năng lực) của sinh viên người Mỹ gốc Á cao hơn sinh viên Mỹ 140 điểm, cao hơn sinh viên Tây Ban Nha 270 điểm và sinh viên người Mỹ gốc Phi 450 điểm.
Tất cả những điều này đã dẫn đến việc một tổ chức có tên là Students for Fair Admissions (SFFA) (tạm dịch: Công bằng cho Sinh viên) đệ đơn kiện Harvard vào năm 2014, với lý do trường này giảm số lượng sinh viên Mỹ gốc Á thông qua các đánh giá mang tính chủ quan và thành kiến về chủng tộc.
Nhưng việc này cũng không giúp được gì nhiều.
Kể từ những năm 90, số lượng người Mỹ gốc Á đã tăng hơn gấp đôi ở Mỹ, nhưng số lượng những người Mỹ gốc Á trong các trường đại học top đầu vẫn không thay đổi.
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Business Insider, Michael Wang, một học sinh người Mỹ gốc Á chia sẻ rằng anh ta cảm thấy mình gần như không có cơ hội được học ở các trường danh tiếng. Mặc dù anh đã nỗ lực hết sức mình và tìm mọi cách để có thể được tuyển vào một trong 8 trường Ivy League. Wang thậm chí còn hát ở lễ nhậm chức của Barack Obama.
Tuy nhiên, anh đã từng bị bảy trong tám trường Ivy League từ chối.
Wang nói: "Nếu chủng tộc được sử dụng như một yếu tố tích cực, thì nó sẽ giúp cho việc tuyển sinh trở nên tốt hơn. Nhưng nếu ngược lại, tôi cảm thấy như thế là không công bằng."
Hành động phân biệt chủng tộc có làm tổn thương người Mỹ gốc Á không? Tất nhiên là có. Nó giống với những gì mà Wang đã chỉ ra.
Thật không may, vẫn còn một số điểm hạn chế tại Harvard. Vì vậy, sẽ có một bộ phận sinh viên sẽ bị đối xử không công bằng.
Bí mật chưa được tiết lộ đằng sau cánh cổng Harvard
Anh họ tôi đã từng tạm nghỉ học một năm ở Harvard. Nhưng cũng không phải tự nhiên mà anh tôi lại nghỉ, đó là vì việc học ở trường làm anh họ tôi rất mệt mỏi. Vậy nên một năm gác lại việc học giúp anh họ tôi có một khoảng thời gian thư giãn và giảm bớt căng thẳng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng giống anh họ của tôi. những học sinh khác tự tạo áp lực cho bản thân đến mức xảy ra tình trạng tinh thần căng thẳng mệt mỏi tột độ.
"Nếu bạn học ở một nơi như Harvard hoặc bất kỳ trường đại học hàng đầu nào khác trên thế giới, thì sự kỳ vọng của gia đình hay bạn bè sẽ trở thành gánh nặng của bạn."- Alex Chang, cựu sinh viên Harvard, nói trong một bài nói chuyện trên Ted.
Anh còn kể rằng mọi thứ không suôn sẻ với anh khi anh học ở Harvard. Điểm của anh tụt dốc - vâng, anh đã đạt điểm C. Tất nhiên, anh cũng không có được một công việc ở Google hay Microsoft như mơ ước.
Bố mẹ anh đã gọi điện hàng tuần thậm chí hàng ngày để hỏi thăm tình hình của anh. Và đa phần anh đều trả lời là là mọi thứ đều ổn trong khi thực tế thì không. Những điều này nhanh chóng trở thành gánh nặng tinh thần của anh.
Anh kể tiếp. Vào một buổi sáng, các cán bộ quản lý ở trường đã tìm đến nơi anh ở. Tất cả mọi người đều ở đó. Từ hiệu trưởng, trưởng khoa, quản lý đều có mặt. Họ đến để thông báo với anh và những người bạn cùng phòng của anh một điều gì đó rất quan trọng.
Lúc đó, anh phát hiện John, bạn của mình, không có trong phòng. Và họ nói với anh rằng:
"Đúng vậy, đây là lý do tại sao chúng tôi đến đây, John đã tự sát trong phòng thí nghiệm của mình vào đêm qua."
Tất cả mọi người đều chết lặng.
Chang nói rằng vài ngày trước đó John trông hoàn toàn bình thường, vậy mà...
Chúng ta rất giỏi trong việc che giấu cảm xúc của mình. John cũng vậy. Không ai biết cậu ta đã chia tay bạn gái vài tuần trước khi tự sát. Và cũng không ai biết cậu ta đang buồn. Giờ đây, cậu ta đã được giải thoát. Nhưng không ai mong muốn điều tồi tệ như thế xảy ra.
Ở Harvard và các trường top đầu khác, mọi người đều là bậc thầy trong việc che giấu cảm xúc của mình. Tất cả chỉ để bảo vệ lớp vỏ bọc hoàn mỹ của một sinh viên đại học danh giá.
Hiện anh đã là sinh viên năm cuối và điều Chang cảm thấy sợ nhất lúc này, đó là anh không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Chang than thở: "Tôi đã nghĩ về điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không tìm được việc làm. Tôi có làm bố mẹ xấu hổ không? Tôi có phải là nỗi hổ thẹn của Harvard không?"
*Bài viết của Isaiah McCall, cựu phóng viên báo USA Today.
Doanh nghiệp và tiếp thị