MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những bước quan trọng khi sơ cứu đột quỵ: Chuyên gia cảnh báo khi nhận thấy người có dấu hiệu này hãy làm ngay để cứu sống họ!

10-12-2020 - 14:39 PM | Sống

Những bước quan trọng khi sơ cứu đột quỵ: Chuyên gia cảnh báo khi nhận thấy người có dấu hiệu này hãy làm ngay để cứu sống họ!

Trước sự ra đi đột ngột của nghệ sĩ Chí Tài, nhiều người bày tỏ hối tiếc và cũng lo lắng không biết làm sao khi đối đầu với cơn đột quỵ. Những chỉ dẫn cơ bản của chuyên gia lúc này sẽ hữu ích với bạn.

Bệnh đột quỵ - Đâu là dấu hiệu phát hiện một người đang nguy cấp?

Mới đây, thông tin nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời sau một cơn đột quỵ khiến không ít người thương xót. Nhiều người cũng bày tỏ nỗi xót xa nếu như vị nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh này. Giá như ông được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời khi lên cơn đột quỵ thì có lẽ mọi chuyện sẽ khác.

Những bước quan trọng khi sơ cứu đột quỵ: Chuyên gia cảnh báo khi nhận thấy người có dấu hiệu này hãy làm ngay để cứu sống họ! - Ảnh 1.

Thông tin nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời sau một cơn đột quỵ khiến không ít người thương xót.

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam), đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ thiếu oxy, không đủ dinh dĩnh để nuôi tế bào. Tình trạng này chỉ cần kéo dài trong vòng vài phút thì các tế bào não bắt đầu chết. Khi đó, tính mạng người bị đột quỵ chắc chắn bị đe dọa.

Làm thế nào để nhận biết một người bị đột quỵ? Mặc dù đột quỵ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng không phải không có dấu hiệu nhận biết. Từ sự ra đi của nghệ sĩ Chí Tài, nhiều người băn khoăn làm thế nào để phát hiện để từ đó sơ cứu nhanh chóng một người bị đột quỵ. Nhất là khi đây là tình trạng bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi, người trưởng thành bị bệnh cao huyết áp cũng như chứng bệnh tăng huyết áp đang gia tăng ở người trẻ trong cuộc sống hiện đại.

Do đó, khi đi trên đường, gặp một người nào đó tại địa điểm tình cờ nào đó, cũng như trong công việc, cuộc sống hàng ngày, rất có thể bạn sẽ nhận ra đồng nghiệp hay có người đang bị đột quỵ trên đường đi. Bạn có thể cứu sống một mạng người vô tội nếu đọc được dấu hiệu đột quỵ. Cũng không cần phải nói đâu xa, người bị đột quỵ đột ngột cũng có thể là ông bà, bố mẹ của chính chúng ta, là người vợ, người chồng của chúng ta nữa chứ không cứ gì là người ngoài. Lúc này, "đọc vị" một người đang đối đầu với cơn đột quỵ rất quan trọng.

Những bước quan trọng khi sơ cứu đột quỵ: Chuyên gia cảnh báo khi nhận thấy người có dấu hiệu này hãy làm ngay để cứu sống họ! - Ảnh 2.

Khi đi trên đường, gặp một người nào đó tại địa điểm tình cờ nào đó, cũng như trong công việc, cuộc sống hàng ngày, rất có thể bạn sẽ nhận ra đồng nghiệp hay có người đang bị đột quỵ trên đường đi.

Theo chuyên gia, người bị đột quỵ cũng không thể biết mình bị nhưng người ngoài có thể đọc vị bằng những dấu hiệu sau:

- Nụ cười méo mó, mặt tê cứng toàn bộ hoặc một bên mặt.

- Phát hiện bất thường ở cánh tay, bỗng dưng 2 tay không thể nâng lên qua đầu cùng lúc.

- Người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

- Khi nói, bệnh nhân khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ cần nhanh chóng gọi cấp cứu.

- Ngoài ra, bản thân người đột quỵ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi đến nỗi không còn chút sức lực, cử động khó, tê liệt một bên cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ, đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn...

Sơ cứu người bị đột quỵ đúng cách - những bước quan trọng cần làm

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên thì người sơ cứu cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

Những bước quan trọng khi sơ cứu đột quỵ: Chuyên gia cảnh báo khi nhận thấy người có dấu hiệu này hãy làm ngay để cứu sống họ! - Ảnh 3.

- Gọi xe cấp cứu 115 càng nhanh càng tốt.

- Trong trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận được thì cần chuyển an toàn người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ. Chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh va đập, rung lắc mạnh. Không để bệnh nhân tự di chuyển vì có thể ngã.

- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát dấu hiệu bất thường.

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu kê cao 30-45 độ, trang phục nếu mặc quá nhiều thì cần cởi bớt, đảm bảo mặc quần áo thoáng.

- Nếu người bệnh nôn thì nhanh chóng lau sạch chất nôn hoặc đờm dãi, thức ăn trong miệng để thở tốt, tránh hít sặc vào phổi.

- Ghi chú những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.

- Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não.

- Nghiêm cấm cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.

Theo TH

Nhịp sống Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên