Những 'chấn động' trên thị trường tài chính thế giới năm 2021 (PII)
2021 cảm tưởng như là một năm rất dài của thị trường tài chính thế giới, với nhiều sự kiện mang lại cho nhà đầu tư cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất thay đổi nhanh chóng của hoạt động giao dịch và đầu tư.
- 22-12-2021Tương lai không xa: Du lịch vũ trụ từ cảng ở Việt Nam khiến cả thế giới "mê mẩn"?
- 21-12-2021Thế giới sắp bước vào Covid năm thứ 3: Những cảnh tượng nhói lòng chỉ có thể bắt gặp tại thời đại dịch
- 20-12-2021Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước nắm giữ tài sản ròng lớn nhất thế giới
Cổ phiếu giáo dục Trung Quốc bùng nổ: Khi giới đầu tư nước ngoài bị con cưng 'giáo huấn'
Lĩnh vực giáo dục của Trung Quốc là một trong những đứa con cưng của Phố Wall. Những công ty như New Oriental và TAL Education ghi nhận giá trị thị trường đạt hàng tỷ USD sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Vì vậy, khi Bắc Kinh tuyên bố “thiết quân luật” với các công ty giáo dục có lợi nhuận của nước này hồi tháng 7, tác động trong ngắn hạn với thị trường là rất thê thảm. Ví dụ, giá trị thị trường của Gaotu Techedu hiện chưa tới 650 triệu USD so với mức hơn 12 tỷ USD hồi cuối năm 2020.
Bắc Kinh siết quản lý các công ty giáo dục là một phần trong nỗ lực nhằm hợp lý hóa chi phí giáo dục của nước này. Ảnh: Caixin.
Bắc Kinh siết quản lý các công ty giáo dục là một phần trong nỗ lực nhằm hợp lý hóa chi phí giáo dục của nước này, hướng tới chủ trương thịnh vượng chung của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, hành động đó dấy lên nghi vấn liệu chính phủ Trung Quốc có đang kìm hãm triển vọng tăng trưởng hấp dẫn của doanh nghiệp trong nước hay không.
Làn sóng siết quản lý này sau đó lan từ lĩnh vực giáo dục sang bất động sản với một loạt biện pháp cải cách cũng liên quan tới cụm từ “thịnh vượng chung”. Mở đầu cho sự kiện này là Evergrande, tập đoàn bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới, vỡ nợ vào hồi đầu tháng 12 do khủng hoảng thanh khoản. Sau đó, chính phủ Trung Quốc buộc phải siết quản lý hành vi sử dụng đòn bẩy trong lĩnh vực bất động sản.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn hút vốn nước ngoài trong suốt năm nay. Lượng cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc do giới đầu tư toàn cầu nắm giữ tăng 120 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm nay so với cuối năm 2020.
Khí tự nhiên 'cháy' hàng: Khủng hoảng năng lượng lan rộng
Khí tự nhiên đã thay thế dầu thô trở thành mặt hàng quan trọng nhất thế giới trong tháng 10 khi giá lên mức chưa từng thấy và thế giới phải tranh nhau chút nguồn cung ít ỏi.
Tình trạng khan hiếm khí tự nhiên đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu, khu vực ngày càng phụ thuộc lớn vào nguồn khí nhập khẩu.
Khí tự nhiên đã thay thế dầu thô trở thành mặt hàng quan trọng nhất thế giới trong tháng 10. Ảnh: AFP. |
Giá hợp đồng tương lai liên quan tới TTF, giá khí bán buôn của châu Âu, lên kỷ lục ở 137 euro/MWh vào đầu tháng 10, tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại châu Á, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay cũng nhanh chóng vượt mức tương đương với hơn 320 USD/thùng dầu. Vào thời điểm đó, giá dầu Brent chỉ 80 USD/thùng.
Có một số yếu tố gây ra tình trạng này như nhu cầu tiêu thụ tăng khi các biện pháp liên quan tới dịch Covid-19 được nới lỏng, gián đoạn nguồn cung trên thị trường LNG và thiếu hụt năng lượng tái tạo do thời tiết bất lợi. Ở châu Âu, tình hình trầm trọng hơn do khối lượng hàng xuất khẩu từ Gazprom, nhà cung cấp khí đốt độc quyền của chính phủ Nga, giảm.
Dự trữ khí tự nhiên của châu Âu hiện chỉ đầy 66%, ngang với thời điểm tháng 1 hàng năm.
Cùng với việc dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga tới Đức bị chậm trễ, thị trường khí tự nhiên ở châu Âu vẫn sẽ “đóng băng” bất chấp có thể xảy ra một đợt tăng giá khác.
Tesla: Khi bạn khiến cả thế giới thay đổi cách nhìn
Quan điểm về tài chính còn ít gây chia rẽ hơn là cổ phiếu của Tesla, nhà sản xuất xe điện do Elon Musk điều hành. Tháng 10, Tesla cuối cùng đã lọt vào dành sách 5 công ty giá trị nhất của Mỹ với vốn hóa thị trường đạt hơn 1.000 tỷ USD. Riêng trong tháng 10, giá trị thị trường của Tesla tăng 446 tỷ USD, mức tăng bằng hơn 2 lần vốn hóa của McDonald’s.
Elon Musk, CEO Tesla. Ảnh: Reuters. |
Khối lượng giao dịch quyền chọn chưa từng có, đặc biệt là quyền chọn mua, là động lực quan trọng giúp thúc đẩy tài chính của Tesla. Vào mùa thu năm 2021, khối lượng giao dịch quyền chọn danh nghĩa của Tesla vọt lên 241 tỷ USD/ngày, ngang với lượng quyền chọn của các doanh nghiệp khác trong S&P 500 cộng lại. Người đánh cược vào Tesla ở đây không ai khác chính là giới đầu tư nghiệp dư.
Những gì đã diễn ra khiến giới chuyên môn trong lĩnh vực lựa chọn cổ phiếu cũng phải đau đầu. Với Tesla, hiệu quả tương đối của giá cổ phiếu lại phụ thuộc vào việc nhà đầu tư có giữ hay không.
Năm nay, những nhà đầu tư đặt cược cổ phiếu Tesla giảm lại gánh hậu quả. Nhiều quỹ đầu tư cuối cùng phải chấp nhận thất bại với chiến lược này trong năm 2021. Vị thế bán với Tesla giảm xuống còn khoảng 3% vào giữa tháng 11, từ mức gần 20% vào đầu 2020, theo S3 Partners.
Ngân hàng Anh: Cú giật dây trên thị trường trái phiếu
Giới đầu tư từng rất kỳ vọng vào cuộc họp chính sách tháng 11 của Ngân hàng Anh (BOE), tin tưởng rằng cơ quan này sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Thống đốc Andrew Bailey cũng đánh tín hiệu với thị trường về một đợt tăng lãi suất khi nói rằng ngân hàng trung ương sẽ hành động để kiềm chế lạm phát. Khi đó, thị trường được thuyết phục rằng BOE đã sẵn sàng để tăng lãi suất.
Vì vậy, khi BOE quyết định giữ lãi suất ở mức thấp nhất lịch sử 0,1%, thị trường đã phản ứng rất dữ dội. Trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn ngắn, vốn đang giảm trước khi cuộc họp diễn ra, lại ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ đầu dịch Covid-19. Còn đồng bảng Anh giảm 1,5%.
Sức ảnh hưởng thậm chí vượt ra ngoài biên giới Vương quốc Anh.
Giới đầu tư ở các nền kinh tế lớn khác trên thế giới vội vàng đặt cược rằng BOE sẽ tiên phong trong việc tăng lãi suất toàn cầu. Khi quyết sách được công bố, các quỹ đầu tư tham gia vào làn sóng đặt cược này cũng chịu trận do lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn ở khắp nơi đồng loạt giảm, kể cả ở Mỹ.
Việc BOE “giật dây” trên thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới khiến những ai không tin rằng các ngân hàng trung ương nhỏ có thể điều khiển được thị trường trái phiếu thế giới phải sửng sốt.
Thổ Nhĩ Kỳ: Thêm một lần khủng hoảng nội tệ
Tổng thống Tayyip Erdogan từng là nguồn sức mạnh của đồng lira. Trong 5 năm cầm quyền đầu tiên của ông từ năm 2003, đồng tiền này đã tăng từ 1,6 lira đổi một USD lên gần ngang giá ở 1,2 lira.
Những ngày đó không còn nữa. Việc vị tổng thống này không ủng hộ tăng lãi suất khiến lira trượt giá. Vào tháng 2, đồng tiền này giao dịch ở khoảng 7 lira đổi một USD. Đà trượt giá tiếp tục kéo dài và hiện đã vượt 17 lira đổi một USD.
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ lao dốc. Ảnh: FT. |
Thời điểm quan trọng của đồng lira trong năm 2021 xảy ra vào ngày 18/11 khi ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ giảm lãi suất lần thứ 3 kể từ tháng 9, bất chấp lạm phát lên cao. Robin Brooks, trưởng phòng kinh tế tại Viện Tài chính Quốc tế, gọi hành động này là một sự chế nhạo đối với các thị trường.
Vấn đề của lira không chỉ nằm ở động thái của ông Erdogan. Việc đồng USD mạnh lên và các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng yếu ớt cũng gây ảnh hưởng xấu đến đồng tiền của khối thị trường mới nổi. Ông Brooks cảnh báo về một cuộc khủng hoảng giống năm 2018, khi các vấn đề ở Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina kích hoạt làn sóng bán tháo trên diện rộng ở khối thị trường mới nổi.
Người đồng hành