MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những chính sách khác nhau của Việt Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thời Covid-19

Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp, bà Nguyễn Thị Xuân Thuý đã có buổi thảo luận với Ngân hàng Thế giới về chủ đề "Chuỗi giá trị Toàn cầu trong thời Covid-19". Theo bà Thuý, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ hợp lý đối với các nhóm ngành khác nhau trên thị trường.

Trong một buổi thảo luận về chủ đề "Chuỗi giá trị Toàn cầu trong thời Covid-19" với Ngân hàng Thế giới vừa diễn ra, bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp Việt Nam, đã bàn về những chính sách của Chính phủ trong hai lĩnh vực: công nghiệp dệt may và công nghiệp điện tử.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, đây đều là hai ngành công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu. Vì vậy đây cũng là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, bà cũng khẳng định thêm, mức độ và tính chất ảnh hưởng của hai ngành này khác nhau. Vì vậy những thách thức, vấn đề khác nhau sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau từ Chính phủ.

Lĩnh vực dệt may còn được biết đến là một ngành thuê ngoài (outsourcing) rất phổ biến ở Việt Nam. Hầu như các doanh nghiệp đều có liên kết trực tiếp với thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều có thể kết nối trực tiếp với thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, đây cũng là nhóm ngành phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chủ yếu liên quan đến thương hiệu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong nhóm ngành này phụ thuộc rất lớn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hiện nay, tại Việt Nam, hầu hết các công ty dệt may đã mất khả năng cạnh tranh chi phí thương hiệu so với các doanh nghiệp tại các nước trong khu vực.

Bà Thuý chỉ ra, một yếu tố khác trong lĩnh vực này đó là lực lượng lao động có tay nghề thấp. Vừa qua, hầu hết các công ty đã lựa chọn cắt giảm lao động là phương án đầu tiên để đối phó với đại dịch. Chỉ có một số các doanh nghiệp lớn vẫn đang cố gắng duy trì lực lượng lao động. 

Ngược lại, trong lĩnh vực điện tử, hầu hết đều là các công ty đa quốc gia (MNE) nên mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu rất cao. Vì vậy, các doanh nghiệp này có thể chủ động hơn trong việc đối phó với những ảnh hưởng của Covid-19.

Hiện nay, điện tử là một ngành rất quan trọng tại Việt Nam. Các công ty đa quốc gia (MNE) vẫn đang tìm kiếm các nhà cung cấp toàn cầu để tha gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bà Thuý cũng chỉ ra rằng hiệu suất của hai lĩnh vực này trong nửa đầu năm 2020 có rất nhiều khác biệt.

Đối với hàng dệt may, giá trị xuất khẩu hàng may mặc giảm 2,3 tỷ USD vào nửa đầu năm 2020. Trong khi đó, ngành điện tử lại đạt được nhiều giá trị xuất khẩu hơn. Trong thị trường sản xuất công nghiệp trên toàn cầu, tăng trưởng ngành may mặc giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó lĩnh vực điện tử tăng gần 3%.

Chính phủ cũng đã tập trung vào thuận lợi hóa thương mại do cả hai lĩnh vực đều là ngành công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu. Thêm vào đó, Chính phủ cũng đã cho phép mở cửa biên giới giao dịch hàng hóa và sẵn sàng thực hiện cấp chứng chỉ xuất xứ điện tử đối với hàng hoá ECO để việc xuất khẩu và nhập khẩu của các công ty dễ dàng hơn.

Đồng thời, Chính phủ đã giảm gánh nặng các khoản vay cho các công ty bằng những ưu đãi thuế và gia hạn hoãn nợ, hoặc giảm phí dịch vụ công điển hình như việc giảm 10% giá điện.

Chính phủ cũng hỗ trợ các công ty phát triển thị trường bằng cách áp dụng mô hình B2B (Business to Business) hoặc thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Người lao động và các doanh nghiệp cũng được giúp đỡ bằng các gói hỗ trợ tài chính cho người nghèo và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.

Tuy nhiên, Chính phủ áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác nhau tuỳ vào tính chất mỗi lĩnh vực. Đối với ngành dệt may, Chính phủ đã tập trung vào nhiều kiểm soát số lượng việc làm. Đối với lĩnh vực điện tử, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa các công ty đa quốc gia (MNE) và các nhà cung cấp địa phương. 

Các doanh nghiệp này cũng tập trung nhiều hơn vào phát triển năng lực, tham gia vào những chương trình Chính phủ đề xuất. Từ đó, các doanh nghiệp địa phương có thể nâng cao năng lực để trở thành các nhà cung cấp điện tử trên toàn cầu, bà Thuý kết luận.

Q.L

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên