Những con số khốc liệt của nghề môi giới bất động sản
Ước tính số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022.
- 09-05-2023Dự báo năm 2023 tiếp tục đầy thách thức, một công ty BĐS vẫn lên kế hoạch lãi tăng hơn 400% và ưu tiên đi "săn" quỹ đất có giá tốt
- 09-05-2023Kita Invest chi 1.600 tỷ mua lại trái phiếu, báo lãi năm 2022 vỏn vẹn chưa đầy 3 tỷ đồng
- 09-05-2023Nhức nhối nhà ở xã hội: "Số dự án được cấp phép mới đếm trên đầu ngón tay, trong khi nhu cầu rất lớn"
Sàn giao dịch đóng cửa, môi giới đồng loạt mất việc
Chỉ riêng trong quý 1/2023, đã có thêm khoảng 50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động với hàng nghìn lao động phải mất việc. Ước tính, số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022.
Hiện nhiều doanh nghiệp đã phải dừng, hoãn nhiều dự án đang triển khai, cho nhân viên nghỉ việc bớt, để giảm áp lực tài chính.
Đáng chú ý, theo thống kê của Hội môi giới bất động sản Việt Nam VARS, trong phạm vi một phân khúc đã có khoảng 10.000 nhân viên môi giới phải nghỉ việc, hoặc chuyển sang công việc khác để kiếm sống.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong hai tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới là 550 doanh nghiệp, giảm 62,4% so với cùng kỳ. Số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể là 235 doanh nghiệp, tăng gần 20%.
Quả thực, năm 2022 là năm thách thức với các doanh nghiệp bất động sản. Các doanh nghiệp phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như: tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động; dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; có Tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động… để ứng phó với điều kiện khó khăn.
Những khó khăn trên thị trường bất động sản thể hiện rõ trên kết quả kinh doanh khi nhiều doanh nghiệp hoạt động môi giới trong ngành này đều báo lỗ trong quý 1/2023, ghi nhận giai đoạn kém nhất kể từ 2017 cho tới nay.
Mặc dù thực hiện cắt giảm mạnh các khoản chi phí nhưng do khó khăn chung của thị trường bất động sản đã dẫn đến sự sụt giảm doanh thu tại các mảng kinh doanh.
Điểm đáng chú ý, các doanh nghiệp kinh doanh môi giới chứng kiến làn sóng sa thải nhân viên nhiều nhất từ trước tới giờ với hàng nghìn nhân sự, trong đó nhiều nhất thuộc bộ phận kinh doanh. Các doanh nghiệp môi giới hoặc chủ đầu tư có bố trí bộ phận môi giới bán hàng có tỷ trọng sa thải 50% nhân sự trở lên dưới nhiều hình thức như dừng ký hợp đồng tạm thời trong 3-6 tháng, cho thôi việc, giữ chế độ cộng tác viên...
Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp quy mô dưới 50 nhân viên thậm chí còn chấm dứt hợp đồng với 70% người lao động do không còn nguồn lực cầm cự. Trong khi đó, các chủ đầu tư có bộ máy tinh gọn hơn (chỉ nuôi đội ngũ phát triển dự án) ghi nhận tỷ lệ cắt giảm 20-25% nhân sự cùng với giảm lương theo cấp bậc.
Khắt khe nghề nghiệp
Thông thường, những môi giới không bán được hàng trong một quý sẽ được hỗ trợ thêm nghiệp vụ, không bán được sản phẩm trong 2 quý vẫn ở nhóm thử thách thêm. Nhưng nếu vẫn không bán được hàng trong 3 quý, nhân viên môi giới sẽ được khuyến khích rút lui để tìm cơ hội ở ngành nghề khác phù hợp hơn. Tỷ lệ đào thải môi giới bất động sản trong năm 2021 đã chạm mức tuyển 10 loại 7 (trung bình trong 3-6 tháng tuyển 10 môi giới khả năng đào thải 7 người, trong đó số tự chủ động bỏ cuộc chiếm 50%).
Làn sóng sa thải môi giới đã từng diễn ra mạnh mẽ trong năm 2021. Ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, tại Tp.HCM, nghề môi giới phân hóa mạnh mẽ và đào thải kỷ lục trong năm 2021. Do tác động nặng nề của đại dịch, nhiều sàn địa ốc thu hẹp quy mô, đóng cửa tạm thời thậm chí phá sản. Chỉ khoảng 25% các công ty môi giới thật sự có tiềm lực đủ sức trụ lại sau đợt dịch Covid lần thứ tư, có thể tái khởi động và bán được hàng trong mùa cao điểm bán hàng cuối năm (quý 4/2021). Trong khi đó, có đến hơn 70% nhóm các công ty môi giới khó duy trì bộ máy, tan rã, khó bắt nhịp trở lại, dẫn đến 60% môi giới bị đào thải hoặc tự chủ động bỏ nghề.
Năm Covid thứ nhất (2020) có thể khiến cho các công ty môi giới bất động sản bối rối nhưng vẫn cố gắng cầm cự. Sang năm Covid thứ hai (2021), khả năng phòng vệ của nhóm quy mô vừa và nhỏ gần như không còn vì kiệt quệ nguồn lực, dẫn đến đóng cửa tạm thời hoặc phá sản. Nhân sự môi giới vì vậy cũng bước vào cuộc sàng lọc khắc nghiệt, tan rã hàng loạt.
Đến nay, làn sóng sa thải lại tiếp diễn khi nhiều doanh nghiệp đuối sức, thị trường bất động sản yếu thanh khoản.
Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản đánh giá, phần lớn các nhân sự môi giới địa ốc thất nghiệp do công ty phá sản, dừng hoạt động đang chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là có năng lực chuyên môn cao, không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề và xem nghề môi giới là sự nghiệp lâu dài. Nhóm này có cơ hội chuyển sang các công ty quy mô lớn hơn và bám trụ được với nghề.
Nhóm thứ hai là môi giới bất động sản vào nghề theo trào lưu, chớp thời cơ bắt sóng, chạy theo đám đông, tầm nhìn ngắn hạn. Nhóm này chiếm khoảng 60% nguồn nhân sự ở các công ty và thường bị đào thải hoặc tự đào thải (chuyển nghề).
Nhịp sống thị trường