MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những điều bạn tuyệt đối không làm với ví tiền của mình nếu không muốn mãi nghèo

30-12-2020 - 14:44 PM | Sống

Đừng than vãn tại sao tiền trong ví nhanh hết nếu bạn chưa áp dụng những quy tắc trong chi tiêu dưới đây.

1. Đừng bắt đầu tiêu tiền trước khi có kế hoạch cụ thể

Khi còn học đại học, bạn bè của bạn luôn phàn nàn vào cuối tháng họ hết tiền và họ chẳng biết tiền của họ "bay" vào đâu! Đó là điều chắc chắn xảy ra khi bạn tiêu tiền một cách phung phí.

Nếu bạn đang "sống sót" chủ yếu qua ngày và không có một kế hoạch chi tiêu nào, thì bạn nên quên đi việc tự do tài chính. Bạn không bao giờ đạt được đâu! Bởi vì tự do tài chính bắt đầu bằng việc học cách lập kế hoạch và chi tiêu sao cho bạn có thể tiết kiệm hầu hết thu nhập của mình và dùng nó để đầu tư.

Điều đầu tiên bạn cần phải làm khi bạn được trả lương là lấy ra tối thiểu 10% thu nhập như thể nó không có ngay từ ban đầu và hoàn toàn quên nó đi. Dù có chuyện gì xảy ra, bạn cũng không được dùng đến nó.

Sau đó, đảm bảo rằng bạn đã có kế hoạch cho phần tiền thu nhập còn lại để sử dụng đến cuối tháng. Quan trọng nhất là bạn phải bám sát kế hoạch.

Những điều bạn tuyệt đối không làm với ví tiền của mình nếu không muốn mãi nghèo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Đừng cố gắng trả các khoản nợ lớn trước

Khi bạn nợ nần chồng chất với nhiều khoản vay, việc thanh toán hết các khoản nợ dường như là điều không thể.

Thay vì bắt đầu với khoản vay có lãi suất cao nhất, hãy trả hết khoản vay nhỏ nhất trước, đồng thời chỉ thanh toán số tiền tối thiểu cho những khoản vay còn lại. Ý tưởng ở đây là mỗi thành công nhỏ sẽ truyền cảm hứng cho bạn để giải quyết những thách thức lớn hơn.

3. Ăn uống bên ngoài

Nếu bạn thích dùng bữa, hãy suy nghĩ nên lựa chọn nấu ăn ở nhà thay vì liên tục ăn bên ngoài. Tuyệt đối không nên lãng phí tiền bạc vào những món ăn bên ngoài, chúng sẽ khiến hầu bao của bạn giảm đi nhanh chóng.

4. Đừng lãng phí tiền bạc vào những thứ vớ vẩn

Thật không thể hiểu tại sao một số người có thể chi gần trăm ngàn đồng mỗi sáng cho một ly Starbucks trong khi đó họ phải chật vật sống qua ngày?

Sau một tháng, số tiền này lên đến hàng triệu đồng và sau một năm, con số đó lên đến hàng chục triệu đồng, đủ để bạn có một khoản đầu tư. Có thể bạn trông thật ngầu khi cầm trên tay ly nước ấy, nhưng nó không đáng! Nó cũng tương tự với cái TV màn hình phẳng đời mới mà bạn đã mua.

Chúng ta ai cũng có những thói quen chi tiêu vớ vẩn, chúng ta mua những thứ mình không cần bằng số tiền chúng ta không có chỉ để gây ấn tượng với những người chúng ta không biết.

Nhưng rồi, ta lại tìm những cách nhanh chóng để làm giàu. Tại sao chúng ta không dừng lãng phí số tiền của bản thân vào những thứ vô ích và sử dụng số tiền đó để đầu tư? Điều này dẫn tới ý tiếp theo...

5. Đừng dùng thẻ tín dụng để mua những thứ bạn có thể chi bằng tiền mặt

Bạn không cần phải sử dụng một phần mềm quản lý tài chính cá nhân nào để tiết kiệm. Sau khi đã tính toán ngân sách hàng tháng, bạn hãy rút số tiền mặt tương ứng và cho chúng vào các phong bì có dán nhãn gas, hàng tạp hóa, giải trí và bất cứ khoản chi tiêu gì bạn cần.

"Bất cứ khi nào bạn muốn biết mình còn lại bao nhiêu tiền để chi tiêu trong từng danh mục, bạn chỉ cần nhìn vào các phong bì tương ứng", chuyên gia tài chính Dave Ramsey viết.

Nghe có vẻ cổ điển, nhưng biện pháp này buộc bạn phải suy nghĩ về các khoản chi của mình. Quẹt thẻ tín dụng và bạn sẽ dễ dàng quên nó đi, trong khi chi tiêu bằng tiền mặt buộc bạn phải luôn nhớ rõ tiền đã chui ra khỏi ví như thế nào.

Bây giờ, nếu bạn đang vướng vào các khoản nợ thẻ tín dụng, điều quan trọng là phải thoát khỏi mức lãi suất "cắt cổ" đó. Một khoản vay cá nhân với lãi suất thấp hơn có thể giúp bạn củng cố và thanh toán khoản nợ tín dụng nhanh hơn.

6. Đăng ký dịch vụ trực tuyến

Đăng ký trả phí cho các dịch vụ trực tuyến trên ti-vi khiến bạn phải chi một khoản tiền khá lớn chỉ vì không muốn xem quảng cáo. Thực tế bạn có thể chịu đựng việc xem quảng cáo trên các trang web trực tuyến trong vài giây, thay vì mất vài trăm nghìn mỗi tháng. Chúng thực sự không đáng để bạn phải mất tiền.

7. Hạn chế chi tiêu vào những thứ dễ mất giá

Vấn đề với hầu hết mọi thứ chúng ta mua là chúng đều sẽ mất giá qua thời gian. Một chiếc xe đời mới bạn vừa mua năm ngoái giảm gần như nửa giá trị của nó, kể cả nó vẫn đang trong tình trạng tốt nhất. Đáng buồn thay, hầu hết những thứ bạn thường mua đều mất giá cho dù đó là điện thoại hay máy tính mà bạn đã dùng qua.

Tất nhiên, bạn không thể hoàn toàn tránh được nhưng ít nhất bạn có thể giảm thiểu nó và thay thế bằng cách đầu tư vào những thứ làm tăng giá theo thời gian như nhà đất. Kể cả khi bạn không làm gì, nhà của bạn cũng sẽ giúp bạn thịnh vượng hơn nhưng không phải ai cũng đủ khả năng cho điều này.

Đó là lý do bạn không nhất thiết phải "đâm đầu" vào bất động sản. Nó có thể là một lượng vàng, cổ phiếu hay trái phiếu hoặc bất cứ những cách đầu tư khác bởi vì điều đó sẽ làm bạn trở nên giàu hơn.

8. Không cần phải học ở một trường đại học sang trọng

Bạn đứng đầu lớp, vậy tại sao bạn không theo học trường tốt nhất?

Theo một nghiên cứu về các trường đại học Mỹ được thực hiện năm 2018, những người theo học tại các trường thuộc top đầu chiếm giữ tới 75% số công việc được trả mức lương hơn 35.000 USD. Tuy nhiên, đừng tự chuốc lấy thất bại bằng cách gánh các món nợ đại học.

Tính tới năm 2020, tổng số nợ của sinh viên Mỹ ước tính vào khoảng 1.560 tỷ USD và hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều vô cùng mong muốn tìm được cách giải quyết các khoản vay chưa trả của họ.

Điều quan trọng là có được một nền giáo dục tử tế mà không phải vay nợ.

9. "Bung lụa" vào các kỳ nghỉ

Trước mỗi kỳ nhận lương, thay vì dồn toàn bộ tiền để mua những món đồ yêu thích hay đi du lịch nghỉ dưỡng, bạn cần phải đưa ra những phương án dự phòng cho những ngày sau đó. Đừng mạnh tay chi tiêu nếu không muốn cháy túi và trải qua những ngày "vật vã" vì không có tiền.

Theo Lily

Gia đình & Xã hội

Trở lên trên