MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 điều cấm kỵ mà người Việt hay mắc phải khi sử dụng gừng: Ăn đúng thì nhân đôi hiệu quả, dùng sai dễ thành "độc dược" âm thầm hủy hoại cơ thể

06-08-2021 - 12:38 PM | Sống

4 điều cấm kỵ mà người Việt hay mắc phải khi sử dụng gừng: Ăn đúng thì nhân đôi hiệu quả, dùng sai dễ thành "độc dược" âm thầm hủy hoại cơ thể

Gừng là một loại gia vị phổ biến và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đồng thời cũng là một vị thuốc bắc kết hợp dinh dưỡng, bổ khí và chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng nếu ăn không đúng cách, có thể biến gừng thành thạch tín, hại vô cùng cho sức khỏe.

Ăn gừng vào mùa hè là tốt nhưng ăn gừng có một số sai lầm, nếu không sẽ không những không phòng được cảm lạnh mà còn gây hại cho cơ thể do khô, nóng, phản tác dụng.

Những điều cấm kỵ khi sử dụng gừng

Ăn gừng thối

Các chuyên gia cho rằng độc tố sinh ra trong gừng thối, giống như mầm khoai tây không thể ăn được. Gừng thối rữa sẽ tạo ra một chất rất độc- safrole, có thể làm thoái hóa tế bào gan và gây ung thư gan và ung thư thực quản.

4 điều cấm kỵ mà người Việt hay mắc phải khi sử dụng gừng: Ăn đúng thì nhân đôi hiệu quả, dùng sai dễ thành độc dược âm thầm hủy hoại cơ thể - Ảnh 1.

Gừng cũng giống như các loại thực phẩm khác, thối đồng nghĩa với sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm mốc, không nên tiếc rẻ mà sử dụng. Ảnh: Internet.

Ăn gừng buổi tối

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, gừng là thực phẩm giúp bổ dương mà cơ thể lại ẩm và lạnh hơn vào ban đêm. Do đó, nếu ăn gừng vào thời điểm này, bạn dễ bị mất cân bằng giữa Âm và Dương. 

Ngoài ra, chất capsaicin trong gừng sẽ kích thích thần kinh não bộ ở mức độ nhất định, rất dễ gây mất ngủ.

Ăn quá nhiều

Gừng có vị cay nồng, tính nóng, không nên ăn quá nhiều. Nếu là gừng già thì chỉ cần thêm vài lát khi nấu. Ngoài ra, gừng có chứa một loại safrole, là một loại phụ gia thực phẩm, có tính độc thấp và có thể gây ung thư ở một mức độ nhất định. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều gừng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Gọt vỏ

Vỏ gừng đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy dược tính của loại củ này. Bởi vậy, việc gọt vỏ là hoàn toàn dư thừa, thậm chí làm mất đi tác dụng vốn có của gừng.

4 điều cấm kỵ mà người Việt hay mắc phải khi sử dụng gừng: Ăn đúng thì nhân đôi hiệu quả, dùng sai dễ thành độc dược âm thầm hủy hoại cơ thể - Ảnh 2.

Gọt vỏ là việc làm hoàn toàn không cần thiết khi chế biến và sử dụng gừng.

Nếu muốn đảm bảo vệ sinh mà vẫn giữ được công dụng của loại củ này, ta chỉ cần rửa sạch trước khi chế biến.

Gừng đại kị với một số món

Gừng kỵ thịt chó: Thịt chó dinh dưỡng phong phú và là thức ăn đại nóng, gừng cũng là thức ăn cay. Nếu ăn chung hai thứ sẽ động hỏa, không tốt cho sức khỏe.

Gừng kỵ thịt thỏ: Thịt thỏ khí vị cay, bình, không độc, có công hiệu an trung ích khí, giải nhiệt ngừng khát, kiện tỳ dưỡng vị, ăn chung với gừng sẽ phá hoại chất dinh dưỡng trong thịt thỏ.

Gừng kỵ vang trắng: Gừng tính nóng, vang trắng tính cay ấm. Hai thứ đều có tính kích thích, nếu dùng chung sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa, cho nên vì sức khỏe của đường tiêu hóa, không nên dùng chung.

Gừng kỵ thịt ngựa: Tuy thịt ngựa dinh dưỡng phong phú, nhưng nếu ăn chung với gừng sẽ gây bệnh tị, ho, không tốt cho sức khỏe.

Lợi ích của việc ăn gừng

Khử tanh, khử nhớt, tăng hương vị món ăn

Là một loại gia vị, gừng được dùng phổ biến để khử mùi tanh và tăng độ tươi ngon. Các món hầm cá, nướng thịt đều cần dùng gừng để khử mùi tanh của nguyên liệu.

Ngoài ra, gừng có chứa một số dầu dễ bay hơi và gingerol, có thể thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa trong ruột, thúc đẩy nhu động ruột, do đó làm tăng cảm giác thèm ăn.

Giải nhiệt và ngăn ngừa say nắng

Ăn gừng hoặc uống một ít canh gừng có tác dụng giải nhiệt mùa hè. Chất gingerol chứa trong gừng có thể làm giãn mạch máu ở các bộ phận khác nhau, nâng cao hiệu quả tản nhiệt của cơ thể, giúp thoát mồ hôi và giải nhiệt.

Chống ung thư

Trung tâm Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Nhật Bản phát hiện ra rằng gừng tươi có thể điều trị hiệu quả ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy, ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Kháng khuẩn và chống viêm

Nghiên cứu khoa học cho thấy gừng có thể đóng vai trò của một số loại kháng sinh, đặc biệt là đối với vi khuẩn Salmonella. Chiết xuất gừng có tác dụng ức chế đáng kể nấm da và tiêu diệt trichomonas vaginalis, đồng thời có thể điều trị các loại độc tố gây mụn nhọt và đau nhức.

Chống say tàu xe, buồn nôn và nôn mửa

Ăn gừng giúp ngăn ngừa say tàu xe và say sóng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có tác dụng nhất định đối với các triệu chứng say tàu xe như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa. Gừng có thể làm giảm nôn mửa và giảm khó chịu về thể chất.

Giảm đau bụng kinh

Một thí nghiệm lâm sàng cho thấy 62% tình nguyện viên uống chiết xuất gừng cảm thấy các triệu chứng đau bụng kinh thuyên giảm. Do đó, nếu bạn đang gặp rắc rối với cơn đau bụng kinh, bạn có thể thử một vài lát gừng và một ít trà gừng.

Giảm đau đầu

Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.

4 điều cấm kỵ mà người Việt hay mắc phải khi sử dụng gừng: Ăn đúng thì nhân đôi hiệu quả, dùng sai dễ thành độc dược âm thầm hủy hoại cơ thể - Ảnh 3.

Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng. Ảnh: Internet

Loại bỏ ẩm ướt

Gừng có thể tăng tốc độ lưu thông máu, mở rộng lỗ chân lông, tạo điều kiện thoát mồ hôi và có tác dụng xua tan ẩm ướt rất tốt.

Đối với những người ở trong phòng không ra mồ hôi vào mùa đông, nên ăn nhiều gừng, gừng có thể giúp tản nhiệt trong cơ thể và giữ cân bằng nhiệt lượng bên trong và bên ngoài.

Bí quyết sử dụng gừng đúng cách

1. Trà gừng

4 điều cấm kỵ mà người Việt hay mắc phải khi sử dụng gừng: Ăn đúng thì nhân đôi hiệu quả, dùng sai dễ thành độc dược âm thầm hủy hoại cơ thể - Ảnh 4.

Trà gừng rất tốt cho sức khỏe nhưng mọi người cũng nên lưu ý khi sử dụng. Ảnh:Internet

Trà gừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, do chứa các thành phần gingerol, shogaol, zingerone và paradol. Vì thế, trà gừng có một số tác dụng sau:

Giảm cân: giúp tăng cường quá trình phân hủy mỡ, giảm hấp thụ chất béo và tránh được cảm giác thèm ăn.

Trị ho: có tác dụng kháng viêm nhờ chất gingerol có trong gừng.

Giải cảm: do gừng có thể chống lại virus hợp bào hô hấp - vốn là nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm.

Giảm buồn nôn, giảm say tàu xe, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường chức năng não.

Giảm đau, hỗ trợ tốt cho hoạt động tiêu hoá.

Điều hòa đường huyết, giảm cholesterol xấu.

Dù trà gừng tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý cách sử dụng đồ uống này như sau:

Nên dùng lượng gừng để uống khoảng 4mg/ngày, để tránh đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn.

Tránh dùng trà gừng cho những ai đang bị loãng máu hay đang dùng thuốc huyết áp.

Nên uống trà gừng còn ấm, khoảng 2 - 3 cốc trà gừng mỗi ngày để giảm viêm.

2. Gừng mật ong

4 điều cấm kỵ mà người Việt hay mắc phải khi sử dụng gừng: Ăn đúng thì nhân đôi hiệu quả, dùng sai dễ thành độc dược âm thầm hủy hoại cơ thể - Ảnh 5.

Khi uống nước gừng (trà gừng) có pha mật ong thì cũng có tác dụng tương tự như khi uống trà gừng vậy, nhưng lại có thêm một số lợi ích từ việc dùng mật ong như sau: cải thiện lưu thông máu, chữa trị hen suyễn, bệnh hô hấp, trị ho và giảm viêm hiệu quả do mật ong giàu các thành phần vitamin B, C, D, E và chất làm tăng cường hệ miễn dịch.

Để phát huy công dụng gừng mật ong tốt cho sức khỏe, bạn cần chú ý cách dùng như sau:

Chỉ nên uống 2 - 3 lần ly trà gừng mật ong mỗi ngày, vì uống nhiều sẽ dễ gây tác dụng phụ như dị ứng nổi mụn, ợ nóng, buồn nôn...

Nên uống trà gừng mật ong vào buổi sáng, buổi chiều, hoặc sau bữa ăn khoảng 1 - 2 tiếng.

Tránh pha mật ong vào trà (nước gừng) khi còn nóng, vì dễ phá hủy các hợp chất enzym hữu ích và dưỡng chất trong mật ong. Nhiệt độ nước nên từ 30 - 40 độ C.

Nên sử dụng 2 - 3 muỗng cà phê mật ong mỗi ngày, tránh lạm dụng.

3. Kẹo gừng

Kẹo gừng cũng được dùng phổ biến và tiện mang theo bên người ở mọi lúc mọi nơi. Tùy theo sở thích mỗi người mà có loại kẹo gừng cứng hoặc kẹo gừng mềm với công dụng nổi bật như: giữ ấm cho bao tử, chống viêm và tốt cho cổ họng và chống buồn nôn.

4. Canh gừng củ cải trắng

Bát canh gừng luộc chung củ cải trắng có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, giảm ho, giảm đờm. Củ cải trắng loại bỏ đờm và làm ẩm phổi, giảm ho, gừng làm đổ mồ hôi bề mặt, làm ấm phổi.

Gừng có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Tuy nhiên, ăn không đúng cách sẽ giống như thạch tín, ăn quá nhiều hoặc ăn phải gừng thối cũng có thể gây ung thư. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, bạn dùng lượng vừa phải để cải thiện sức khỏe.

Một số lưu ý khi dùng gừng

Không nên dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày.

Với những ai đang có vấn đề sức khỏe, nên chú ý đến liều lượng gừng dùng mỗi ngày, tốt nhất là tham khảo bác sĩ kĩ trước khi dùng. Chẳng hạn, với phụ nữ mang thai nên hỏi kĩ bác sĩ khi dùng gừng, vì gừng có thể làm ảnh hưởng đến hormon giới tính của thai nhi, thậm chí là nguy cơ bị dị tật.

Có thể ăn một ít gừng tươi trước khi dùng bữa để kích thích vị giác và tiết dịch tiêu hóa.

Có thể uống một ít nước gừng, trà gừng ấm để làm giảm tình trạng đầy hơi, đờm cổ họng và nghẹt mũi.

Có thể dùng gừng thoa lên da nhưng chỉ nên xoa thử một vùng nhỏ trước để xem gừng có gây kích ứng da không, và thoa trong một thời gian ngắn.

Theo Aboluowang và Sohu

Mai Ngọc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên