Những điều cần biết cho người muốn kinh doanh sầu riêng
Sầu riêng hấp dẫn người tiêu dùng và cũng tạo lực hút với những người khởi sự kinh doanh bởi khả năng sinh lời lớn. Anh Trịnh Thanh Tùng - người sáng lập kiêm Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Đăng Khôi (TP HCM), có 7 năm kinh nghiệm bán sỉ và lẻ sầu riêng nội địa - cho biết:
- 26-09-2024Mưa nắng thất thường, người trồng sầu riêng rớt nước mắt
- 20-09-2024Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 300 triệu USD
Mặt hàng sầu riêng có giá trị cao, lợi nhuận tốt khi người tiêu dùng chấp nhận trả giá cao để mua. Tuy nhiên, làm lâu trong ngành, tôi thấy cứ 10 người buôn bán sầu riêng thì 9 người bỏ cuộc vì thua lỗ. Nhiều người nhập 100 kg sầu riêng giá 100.000 đồng/kg, bán ra 130.000 - 140.000 đồng/kg nhưng tính toán lại thì không đủ vốn vì hao hụt, vì trái hư phải bù cho khách.
Để bắt đầu kinh doanh sầu riêng, cần có "kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm" về nông sản, về trái cây tươi, nếu không thì "học phí" phải trả sẽ rất đắt. Nếu quá yêu thích kinh doanh sầu riêng, bạn có thể bắt đầu với quy mô nhỏ lẻ để thử nghiệm.
Về nguồn hàng, nếu chọn khách hàng mục tiêu ở phân khúc bình dân hoặc trung cấp, bạn có thể lấy sầu riêng từ chợ đầu mối hoặc các vựa trái cây. Nguồn sầu riêng ở đây thường được thu gom từ nhiều nơi, là hàng còn lại sau khi tuyển chọn xuất khẩu nên có giá vừa phải, song khó quản lý về chất lượng.
Với phân khúc cao cấp, bạn cần tìm những nhà vườn phù hợp để hợp tác. Quan trọng là bạn cần đưa ra mức giá phù hợp với tiêu chuẩn để nhà vườn thấy hợp lý. Muốn làm được điều này, cơ sở của bạn cần có năng lực tài chính cũng như uy tín để tạo niềm tin với nhà vườn, vì tiêu chuẩn cung cấp hàng nội địa thường phức tạp và tốn thời gian hơn so với xuất khẩu.
Về đầu ra, ở kênh sỉ, bạn có thể bắt đầu với một chuỗi bán lẻ có thương hiệu, uy tín cao trên thị trường để chứng minh năng lực. Nếu sầu riêng được lên kệ hệ thống này thì những kênh bán lẻ khác sẽ có niềm tin và nhập hàng. Còn ở kênh bán lẻ, ngoài việc bán dạng tươi nguyên trái, có thể thêm giải pháp tách múi, khui cơm để bảo đảm hàng không bị lỗi khi đến tay khách hàng, hạn chế rủi ro nếu đổi trả sau này.
Người lao động