Những điều cần biết về "Mu" - Biến chủng Covid đang khiến cả thế giới lo ngại, nguy cơ gây thảm họa ngang ngửa Delta
Mu hiện tại đã được WHO đưa vào danh sách những biến chủng đáng quan tâm. Biến chủng này có những đặc điểm gì?
- 24-08-2021Nhìn lại mô hình chống biến thể Delta: Trung Quốc có thể tiên phong 'bay màu' chủng mới, New Zealand, Australia loay hoay với chiến lược 'không Covid'
- 21-08-2021Mô hình cách ly giúp Trung Quốc kiểm soát được dịch Covid-19 trong chưa đầy 1 tháng, mặc biến chủng Delta hoành hành, lan rộng 40 tỉnh thành
- 14-08-2021"Sạch bóng" Covid nhanh nhất thế giới, đã tiêm cho 80% người trưởng thành nhưng giờ đây Israel cũng đang oằn mình trước biến chủng Delta
Cho đến thời điểm hiện tại, Delta vẫn đang là biến chủng Covid-19 áp đảo nhất hiện nay trên thế giới. Một biến chủng được đánh giá là toàn diện nhất, với khả năng lây nhiễm nhanh hơn chủng gốc nhiều lần, và độc lực cũng mạnh hơn nữa.
Nhưng không chỉ có Delta, một biến chủng khác cũng đang khiến giới khoa học phải bận tâm. Đó là Mu - biến chủng "B.1.621", hiện đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa vào danh sách "biến chủng cần chú ý" sau khi chứng kiến số ca nhiễm gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Mu là biến chủng thứ 5 trong danh sách này, và hãy xem nhân loại đã biết những gì về nó.
Biến chủng có nguồn gốc từ đâu?
Biến chủng Mu được phát hiện lần đầu tại Colombia vào tháng 1/2021. Kể từ khi ấy, biến chủng này đã lây lan ra hơn 40 quốc gia, trong đó có Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ecuador, Canada và nhiều nước tại châu Âu.
Riêng tại Mỹ, biến thể Mu đã xuất hiện tại 49/50 tiểu bang, ngoại trừ Nebraska chưa phát hiện ca nhiễm. Đa số các ca mắc biến thể được ghi nhận tại California, Florida, Texas và New York.
Biến chủng Mu có nguy hiểm? Vaccine liệu còn tác dụng?
Dù có khả năng lây lan nhanh và dường như né tránh được vaccine, Bác sĩ Anthony S. Fauci đánh giá rằng Mu chưa phải là mối nguy hiểm cần phải bận tâm vào lúc này. Ông cho biết dù vẫn phải theo dõi, nhưng biến chủng này nhiều khả năng không thể chiếm được ưu thế so với chủng Delta - biến chủng chiếm tới 99% tổng ca nhiễm hiện nay tại Mỹ.
Bản thân CDC Hoa Kỳ cũng chưa đưa biến chủng Mu vào danh sách cần phải quan tâm - nghĩa là chưa cần phải ứng phó ngay lập tức.
Về khả năng bảo vệ của vaccine trước biến chủng Mu, hiện tại vẫn chưa có thông tin rõ ràng. "Mu có một chuỗi những biến thể với tiềm năng né tránh được hệ miễn dịch," - WHO đưa ra nhận định hôm 31/8, làm dấy lên lo ngại biến chủng này kháng được vaccine. "Dẫu vậy, thông tin này cần các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định."
Tiến sĩ Fauci cũng tiết lộ các dữ liệu từ phòng thí nghiệm chỉ ra rằng biến chủng Mu có thể né tránh một vài loại kháng thể nhất định - bao gồm cả kháng thể tạo ra từ vaccine. Tuy nhiên, ông cho biết dữ liệu là chưa đủ, và vaccine hiện nay vẫn là phương án phòng chống Covid hiệu quả nhất.
Pfizer cũng đang nghiên cứu về khả năng kháng vaccine của chủng Mu, dự tính sẽ công bố kết quả trong thời gian tới. Đại diện của các hãng vaccine khác là Moderna, Johnson & Johnson và AstraZeneca vẫn chưa có nhận xét gì.
Biến chủng Mu lây nhiễm nhanh hơn?
Paúl Cárdenas, giáo sư dịch tễ học từ ĐH San Francisco de Quito (Ecuador) đã nghiên cứu về Mu và nhận ra một số dấu vết cho thấy biến chủng này "lây dễ hơn" so với chủng gốc. "Mu đã vượt qua 2 chủng Alpha và Gamma tại hầu hết các khu vực ở Ecuador và Colombia," - ông cho biết.
Tuy nhiên, giáo sư cho biết vẫn chưa có dấu hiệu đáng để lo lắng. "Các biến chủng vẫn liên tục xuất hiện. Điều quan trọng là chúng ta phải phân loại được chúng để theo dõi, và đưa ra các phương án đối phó kịp thời."
Mu hiện tại là biến chủng thứ 5 trong danh sách "đáng lưu tâm" của WHO, nhưng chưa được phân loại vào nhóm "đáng lo ngại" - danh sách có chủng Delta đang chiếm ưu thế trên cả thế giới.
Nguồn: Washington Post
Pháp luật và bạn đọc