Những điều chưa biết về Emoji hay cách mà nó thay đổi ngôn ngữ toàn cầu
Cuốn sách mang tên “Emoji” do nhà xuất bản Standard Manual phát hành với mục đích kỷ niệm những thiết kế khởi nguyên của biểu tượng cảm xúc online - thứ biểu tượng phổ biến nhất thế giới hiện nay.
- 02-06-2018Dẹp ngay tư tưởng đố kị, ganh ghét người khác đi, cứ tập trung làm tốt việc mình đi, thể nào chẳng được tăng lương!
- 02-06-20184 từ này chính là bí kíp dẫn đến thành công nhưng không phải ai cũng làm được
"176 biểu tượng cảm xúc online đầu tiên" là chủ đề của một cuốn sách do nhà xuất bản Standards Manual ấn hành. Tác phẩm được hoàn thành với sự giúp đỡ của hai nhà thiết kế nổi tiếng thế giới: Jesse Reed và Hamish Smyth. Emoji là bước đột phá trong thời kỳ bùng nổ truyền thông số, và quyển sách là nơi kỷ niệm những thiết kế khởi nguyên của thứ ngôn ngữ trực quan phổ biến nhất trên thế giới này.
Tất cả bắt đầu bằng <3
Vào cuối những năm 1990, gã khổng lồ viễn thông Nhật Bản NTT DoCoMo đã đưa ra dịch vụ di động i-mode cho phép người dùng gửi tin nhắn bao gồm cả biểu tượng hình trái tim: <3. Sau khi xóa biểu tượng và đón nhận một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người dùng, DoCoMo đã cho ra đời một hình trái tim mới cùng 176 biểu tượng khác. Đó là cột mốc đầu tiên trong lịch sử Emoji.
Cuốn sách "Emoji" từ Standard Manual kỷ niệm những thiết kế biểu tượng cảm xúc đầu tiên.
Emoji trở thành một cơn sốt nằm ngoài dự tính của DoCoMo. Chính sự phản ứng dữ dội của người dùng khi họ cần một cách nào đó để thể hiện thông tin và cảm xúc đã gợi mở cho DoComo ý tưởng này. Bởi vậy, công ty đã giao cho nhân viên Shigetaka Kurita một bản phác thảo các biểu tượng. Những hình ảnh này như một cách viết tắt của một số từ mà người dùng hay sử dụng: từ ly rượu martini cho đến mặt cười hay máy fax. Thật khó tin khi đó là ý tưởng nảy sinh trong những năm 90s!
Bằng những kỹ năng cơ bản và cảm hứng từ bảng chữ cái Kanji hay truyện tranh manga, Kurita đã sáng tạo nên nhiều biểu tượng cảm xúc độc đáo. "Trong thế giới truyện tranh Nhật Bản, có rất nhiều biểu tượng khác nhau. Người ta vẽ ra cảm xúc của con người như những giọt mồ hôi thể hiện sự cố gắng hay biểu tượng bóng đèn thể hiện sự nhanh trí. Do đó trong nhiều tình huống, tôi đã dựa vào đó như một lời gợi ý để tạo nên những biểu tượng mới" - Kurita chia sẻ.
Những thiết kế đơn giản của Kurita theo cuốn sách "Emoji" ghi lại.
Với một khung 12x12, Kurita đã phải tận dụng tối đa không gian trong các bản vẽ của mình, do đó những kí tự mà anh vẽ ra cực kì đơn giản. Ví dụ, khuôn mặt cười đầu tiên chỉ có một cái miệng hình chữ nhật và hai chữ V úp ngược lại để diễn ra hai con mắt. Thực chất, những emoji nguyên bản trông rất khác so với những khuôn mặt biểu tượng hiện nay.
Biểu tượng cảm xúc được cả thế giới đón nhận
Mặc dù còn "thô sơ" nhưng những biểu tượng cảm xúc đầu tiên đã được hưởng ứng và trở nên phổ biến. DoCoMo tung ra thị trường bộ biểu tượng này vào năm 1999 và sau đó thâm nhập vào các mạng dịch vụ khác tại Nhật Bản. Như dư chấn của một cú nổ "big bang", chẳng bao lâu sau đó, tất cả mọi người đều sử dụng hình trái tim hay mặt cười để trò chuyện.
Như dư chấn của một cú nổ "big bang", tất cả mọi người đều sử dụng hình trái tim hay mặt cười để trò chuyện.
12 năm sau, Apple và Google đã thông qua bảng mã Unicode Standard (Tiêu chuẩn Unicode) phiên bản 6.0 mang 722 biểu tượng cảm xúc đến người dùng hệ điều hành iOS và Android. DoCoMo đã hợp tác thực hiện dự án này. Giờ đây, Emoji xuất hiện khắp mọi nơi và trở thành một phần tất yếu trên mạng xã hội toàn cầu.
Hiện nay, người dùng có thể lựa chọn hơn 2500 biểu tượng cảm xúc khác nhau để thể hiện suy nghĩ và tình cảm của họ. Emoji đã giúp họ vượt qua những rào cản văn hóa. Thậm chí có nhiều người còn thích sử dụng emoji hơn cả tiếng mẹ đẻ.
Chắc hẳn cha đẻ của bộ emoji đầu tiên cũng không thể hình dung được những biểu tượng này ảnh hưởng lớn thế nào đến những người sử dụng. Các ông lớn như Apple, Google, Facebook và Microsoft đang trả 18.000 USD (hơn 400 triệu đồng) cho quyền bỏ phiếu những hình ảnh sẽ được đưa vào bộ emoji chính thức. Thậm chí có hẳn một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để giúp mọi người làm quen và sử dụng emoji có hiệu quả.
Ngày nay chúng ta đã đủ hiểu ngôn ngữ hình ảnh để đưa ra thông điệp vào emoji một cách hợp lý và nhân văn.
Đồng thời, biểu tượng cảm xúc cũng trở thành điểm nhấn văn hóa trong mỗi công ty. Vào năm 2016, Apple đã thay thế biểu tượng súng lục thành súng nước - một động thái được cho là phản đối sự gia tăng bạo lực súng ở Mỹ hiện nay. Chỉ duy nhất Microsoft vẫn giữ nguyên biểu tượng cũ và hứng chịu nhiều sự chỉ trích của cộng đồng mạng. Có thể dễ dàng nhìn thấy trong 176 emoji đầu tiên của Kurita, không hề có một khẩu súng, đồ chơi hay những đồ tương tự như vậy. Điều đó giúp chúng ta hiểu ra rằng, ngôn ngữ hình ảnh được đưa vào để làm mềm cuộc nói chuyện đồng thời làm cho thông điệp truyền tải nhân văn hơn.
Nguồn: Fast Company
Helino