Những doanh nghiệp chào bán gần 10 tỷ cổ phiếu trên TTCK
Ngân hàng và chứng khoán là nhóm ngành muốn tăng vốn mạnh nhất năm 2021. Số lượng cổ phiếu chào bán ra thị trường năm 2021 có thể đạt 9,9 tỷ cổ phiếu.
- 07-06-2021Dòng tiền BĐS đang bị “chia lửa” với chứng khoán, liệu có cuộc “đảo chiều ngoạn mục” vào cuối năm?
- 07-06-2021Tăng đột biến thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản, chứng khoán, ô tô...
- 06-06-2021Lãi suất chưa có dấu hiệu tăng, dòng tiền sẽ tiếp tục chảy mạnh vào thị trường chứng khoán?
Theo thống kê của Fiin Pro đến 27/5, khoảng 167 doanh nghiệp niêm yết dự kiến tăng quy mô vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phần trong năm 2021 nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đang dần hồi phục. Tổng lượng cổ phiếu mà các doanh nghiệp lên kế hoạch chào bán ra thị trường lên đến 9,9 tỷ đơn vị.
Thống kê doanh nghiệp có kế hoạch tăng vốn 2021 đến 27/5.
Cũng theo Fiin Pro, nếu các doanh nghiệp thực hiện thành công kế hoạch phát hành này thì năm 2021 sẽ là năm kỷ lục về lượng vốn huy động qua phát hành cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết. Ngân hàng và bất động sản là hai nhóm ngành dự kiến sẽ phát hành tăng vốn nhiều nhất. Lý do chính đó là các doanh nghiệp này cần đẩy mạnh cho vay khách hàng và tăng vốn để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II (đối với ngân hàng) và nâng cao năng lực tài chính để phát triển các dự án quy mô lớn (với bất động sản).
SHB ( HNX: SHB ) lên kế hoạch chào bán riêng lẻ 539 triệu cổ phiếu, Vietcombank ( HoSE: VCB ) muốn phát hành riêng lẻ 307,6 triệu cổ phiếu, LienVietPostBank ( HoSE:LPB ) bán cho cổ đông hiện hữu 265 triệu đơn vị, NamABank, ABBank chào bán hàng trăm triệu đơn vị…
Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản có kế hoạch huy động vốn đáng chú ý như Idico ( HNX: IDC ), Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy ( HoSE: TCH ), DIC Corp (HoSE: DIG), Bất động sản An Gia ( HoSE: AGG )…
Đáng chú ý, dịch vụ tài chính (chủ yếu là các công ty chứng khoán) cũng có kế hoạch phát hành nhằm mở rộng quy mô hoạt động, bao gồm cho vay margin. Từ doanh nghiệp đầu ngành như SSI, HCM, VND, MBS… đến các đơn vị nhỏ như ORS, APS, HBS… cùng lên kế hoạch tăng vốn.
Đơn vị có kế hoạch tăng vốn mạnh nhất trong năm 2021 phải kể đến Vietnam Airlines ( HoSE: HVN ). Doanh nghiệp dự kiến phát hành 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng. Đây là 1 trong 2 giải pháp để cứu Vietnam Airlines đã được Quốc hội thông qua cuối năm trước. Theo đó, SCIC sẽ đại diện vốn Nhà nước mua cổ phần HVN trong đợt phát hành. Nhà nước đang sở hữu 86% vốn Vietnam Airlines.
Tiếp theo HAGL Agrico ( HoSE: HNG ) muốn chào bán 741 triệu cổ phiếu riêng lẻ, trong đó 550 triệu đơn vị là hoán đổi nợ với Thaco, 191 triệu đơn vị là bổ sung vốn lưu động. High-Tech Materials ( UPCoM: MSR ) cũng không kém cạnh với phương án chào bán riêng lẻ với tỷ lệ chào bán tối đa 35% tổng số cổ phần sau phát hành, tương ứng gần 385 triệu cổ phiếu.
Người đồng hành