Những dự án tỷ đô từ nỗ lực ngoại giao kinh tế
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. (Ảnh: Mofa)
Khi chuyển trọng tâm từ ngoại giao vắc xin sang ngoại giao kinh tế, Việt Nam đã đạt được những con số ấn tượng trong năm 2022, điển hình là tuyên bố chính trị với G7 và châu Âu về huy động nguồn vốn 15,5 tỷ USD; Lego khởi công nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Samsung khánh thành trung tâm R&D trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội...
- 23-01-2023Không ngại chi hàng tỷ USD, các tỷ phú thế giới đang 'vung tiền' để đi tìm loại thuốc 'trường sinh bất lão'
- 23-01-2023Đồng USD đang “bẫy” các nhà đầu tư?
- 23-01-2023Nhiều đồng tiền của các nước Trung Đông chạm mức thấp lịch sử
Trong năm 2022, ngành ngoại giao đã chuyển trọng tâm từ ngoại giao vắc xin sang ngoại giao kinh tế phục vụ phục hồi và phát triển đất nước. Theo đó, công tác ngoại giao kinh tế đã được đẩy mạnh, trở thành nhiệm vụ trung tâm của toàn ngành cũng như của tất cả 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp Tết Quý Mão 2023.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cho biết, hợp tác kinh tế trở thành nội dung trọng tâm trong tất cả các hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp. Trong gần 70 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt trong năm 2022, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đều chỉ đạo sát sao và trực tiếp thúc đẩy tối đa các nội dung kinh tế. Các chuyến công tác nước ngoài của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt cũng như các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo các nước đều đạt những kết quả, thỏa thuận cụ thể, thiết thực về kinh tế. Công tác đối ngoại đã bám sát phương châm tranh thủ mọi cơ hội, mọi nguồn lực để phát triển đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ khẳng định, ngành ngoại giao đã có nhiều đóng góp nhằm đẩy mạnh hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế; kịp thời, nhanh nhạy tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ các động lực mới cho phát triển, nhất là các nguồn tài chính xanh, đầu tư cho chuyển đổi năng lượng, đầu tư những ngành công nghệ cao…
Điển hình là việc Nhóm G7, châu Âu và Việt Nam đã có tuyên bố chính trị về quan hệ “ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” (JETP) , huy động nguồn đầu tư ban đầu trị giá 15,5 tỷ USD; Tập đoàn Lego đã khởi công nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới với số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Samsung khánh thành Trung tâm Nghiên cứu Phát triển trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội.
Bộ Ngoại giao cũng hỗ trợ, thúc đẩy triển khai hiệu quả 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; tham mưu, kiến nghị để nước ta kịp thời tham gia các sáng kiến liên kết kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn lực cho phát triển.
Nỗ lực lớn, cơ hội nhiều
Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong số các nước đang phát triển có cam kết mạnh mẽ về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 năm 2021, một mặt đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chính chúng ta, song mặt khác cũng mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế vì đây đang là những vấn đề quan tâm chung của toàn cầu.
Chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế số giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh bền vững. Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Lego khẳng định một trong những lý do chọn Việt Nam để đầu tư là việc Việt Nam có những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững, đặc biệt là sau khi được trực tiếp gặp Thủ tướng Chính phủ tại COP26.
Tiền Phong