MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những đứa trẻ được nuôi dạy bằng “sự giàu có giả tạo” sẽ có 2 khiếm khuyết lớn về tính cách

23-03-2023 - 21:28 PM | Giáo dục

Những đứa trẻ được nuôi dạy bằng “sự giàu có giả tạo” sẽ có 2 khiếm khuyết lớn về tính cách

“Nên dạy con giàu hay nghèo?” là một vấn đề được tranh luận sôi nổi trong những năm gần đây.

Các gia đình hiện đại ngày càng có ít con khiến nhiều ông bố bà mẹ dồn hết tình yêu thương và điều kiện vật chất tốt nhất cho con cái. Thậm chí, phụ huynh không ngại nhịn ăn nhịn mặc chỉ để con mình không thua kém bất kì ai, phải bằng bạn bằng bè.

Những đứa trẻ được nuôi dạy bằng “sự giàu có giả tạo” sẽ có hai khiếm khuyết lớn về tính cách  - Ảnh 1.

Không có gì sai khi cha mẹ đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho con. Nhưng liệu dồn hết nguồn lực chỉ để con không thiệt thòi có phải là thương yêu con đúng cách?

Nhà nghèo nuôi con kiểu "nhà giàu" không phải  thương con mà là hại con 

Giai Giai là cô gái đến từ một huyện nhỏ của Trung Quốc. Cô là con gái duy nhất của một cặp vợ chồng đều là công nhân nhà máy địa phương. Sau kỳ tuyển sinh, Giai Giai được nhận vào một trường đại học ở Thượng Hải, chuyên ngành tài chính. Bố mẹ cô cảm thấy con gái mình thực sự xuất sắc, không tiếc tiền đầu tư cho con học hành.

Trước khi gửi con gái đến Thượng Hải, mẹ của Giai Giai đã rút số tiền gửi tiết kiệm mà bà không dám sử dụng trong nhiều năm để mua sắm vài thứ cho con gái. Quần áo xuân hạ thu đông đều là hàng hiệu, vali kéo giá ngàn đô, máy tính, điện thoại di động được trang bị toàn đồ sang xịn. 

Dưới sự cưng chiều của cha mẹ, Giai Giai sống như một công chúa trong suốt 4 năm đại học. Phần lớn tiền lương của cha mẹ đều được gửi vào thẻ của cô, bạn bè thân thiết Giai Giai cũng đều là con nhà giàu.

Sắp tốt nghiệp, Giai Giai đang phải đối mặt với vấn đề đầu tiên - tìm việc làm.

Trong số bốn người ở cùng ký túc xá, có hai người xuất thân từ gia đình nghèo khó và thường sống tằn tiện. Tuy nhiên, họ đã làm việc chăm chỉ từ năm thứ nhất và sau tốt nghiệp thì đến Thượng Hải, Bắc Kinh để học bậc Thạc sĩ, có thể nói rằng họ có một tương lai tươi sáng.

Bạn cùng phòng tốt nhất của Giai Giai - Lãng Lãng là một cô gái giàu có. Cha cô nhờ người tìm cho con một công việc trong ngân hàng. Tiền lương là gì Lãng Lãng không quan tâm, dù sao tiền tiêu vặt của cô còn cao hơn, vấn đề chỉ là cô không muốn ở nhà suốt ngày.

Giai Giai cũng tìm được việc làm trong một ngân hàng nhỏ, nhưng đã xin nghỉ việc ngay trong tháng đầu tiên. Bởi vì công việc yêu cầu cô phải mời được một lượng khách lớn gửi tiền ở ngân hàng của mình mỗi tháng, nếu không hoàn thành chỉ tiêu thì sẽ chỉ có mức lương cơ bản là vài trăm nhân dân tệ. Mức lương như vậy so với cuộc sống Thượng Hải, đơn giản là không thể trang trải.

Những đứa trẻ được nuôi dạy bằng “sự giàu có giả tạo” sẽ có hai khiếm khuyết lớn về tính cách  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trên thực tế, tiền lương ở các thành phố lớn khá cao, có nhiều cơ hội việc làm cho nhân viên phục vụ, gia sư... nhưng Giai Giai không muốn làm những công việc mà mọi người coi thường. Cô vẫn dựa vào cha mẹ mình.

Vài năm sau, Giai Giai trở về quê khi cha mẹ không còn chu cấp được. Cô cảm thấy xấu hổ và không muốn ra ngoài, vì vậy cứ trốn ở nhà và trở thành một "đứa trẻ khổng lồ". Cô con gái đáng tự hào trong mắt cha mẹ, không ngờ có một kết quả như vậy.

Hai khiếm khuyết của những đứa trẻ "giàu có giả tạo"

Con nhà giàu có phải đều sống sung sướng, dư dả không? Tất nhiên là không. "Con nhà giàu ai cũng được ăn ngủ trên đống đồ hiệu, "mưa không đến mặt, nắng không đến đầu", đó chỉ là tưởng tượng của chúng ta thôi. Nhiều gia đình giàu có coi trọng việc trau dồi năng lực của con cái hơn hết, và họ rất sẵn lòng để con cái phải chịu thiệt thòi.

Cha mẹ của những gia đình bình thường dựa vào đồng lương ít ỏi của mình "làm giàu giả tạo" để nuôi dạy con cái, điều này sẽ chỉ đẩy những đứa trẻ vào cảnh khốn cùng. Khi những đứa trẻ được nuôi dưỡng và lớn lên trong sự "giàu có" như vậy, sẽ có hai khuyết điểm lớn trong tính cách, khiến chúng khó thành công.

1. Kiêu ngạo nhưng khả năng nhận thức còn hạn chế

Hiện nay nhiều trẻ không sinh ra là công chúa nhưng mắc "bệnh công chúa", một phần vì sự nuôi dạy của cha mẹ. Kiêu căng nhưng thực chất tầm thường, không chịu học hành và làm việc chân chính, suốt ngày nghĩ đến việc làm giàu qua một đêm, nghĩ đến việc hưởng thụ cuộc sống xa hoa, như vậy sẽ không có tương lai tốt đẹp.

2. Khả năng chống chọi với thất bại hạn chế

Kiểu người nào có nhiều khả năng thành công nhất? Những người có kỹ năng đặc biệt là những người dễ thành công nhất. Có người coi thường "phú nhị đại" ("thế hệ siêu giàu thứ hai", cụm từ này dùng để chỉ tầng lớp các cậu ấm cô chiêu được sống cuộc sống xa hoa từ trong trứng nước) bởi có tài nguyên sẵn sàng, quá dễ để thành công. Nhưng có một người cha tốt là ưu điểm lớn nhất của họ, nếu gia tộc có tài nguyên mà không sử dụng, họ chính là kẻ dại dột.

Cũng không thiếu những tấm gương xuất thân từ gia đình nghèo khó, họ tự lập làm giàu dù có gia cảnh bình thường, thậm chí nghèo khó. Thành công của họ một mặt là không ngừng học hỏi, biết nắm bắt cơ hội, một mặt quan trọng hơn là tinh thần bất khuất.

Còn đáng thương và đáng giận nhất là những đứa trẻ ở giữa được "làm giàu giả tạo": không có tài sản của người giàu, cũng không có những thiếu thốn mà con nhà nghèo phải chịu. Nhiều người vì thế suy sụp, bỏ bê học hành, dừng sự nghiệp.

Cha mẹ yêu thương con cái, có thể đáp ứng càng nhiều càng tốt nhu cầu sinh hoạt cơ bản và nhu cầu học tập. Nhưng nếu không thể làm hài lòng con, đừng từ bỏ mọi thứ để phục vụ chúng. Đồng thời cũng đừng làm tổn thương con, chỉ cần thẳng thắn nói với con rằng: "Nếu con muốn sống có lý tưởng, hãy tự mình làm việc chăm chỉ". 

Điều cha mẹ phải làm là ngưng so sánh, thay vào đó hướng dẫn con cái thiết lập quan điểm đúng đắn và những quan niệm đạo đức tốt đẹp, khuyến khích con trau dồi và phát triển thế mạnh của mình.

Cha kiếm 54 tỷ/ năm nhưng con bỏ học, 21 tuổi đã kết hôn 2 lần: Sai lầm hóa ra từ cách nuôi dạy tưởng thương mà hoá hại con của vô số phụ huynh

Theo Hiểu Đan

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên