Những 'gã khổng lồ tí hon’ Trung Quốc là ai mà được quan to ’chống lưng’, đến đại gia như Alibaba cũng phải ghen tị?
Thế hệ startup mới được chọn lựa bởi một chương trình đầy tham vọng của giới chức đại lục, với hy vọng chúng có thể giúp nước này cạnh tranh trực tiếp với Thung lũng Silicon.
- 23-01-2022'Cạm bẫy' tiềm ẩn từ chính sách cải cách bất động sản của Trung Quốc
- 23-01-2022Lộ diện 1 lĩnh vực Trung Quốc quyết theo đuổi, bỏ qua cả việc chạy đua với Mỹ
- 22-01-2022IMF gọi chính sách zero Covid của Trung Quốc là "gánh nặng" với kinh tế toàn cầu
Ngày nay, tại Trung Quốc, các đại gia công nghệ như Alibaba hay Tencent không còn được lòng giới chức đại lục. Trong khi đó, những "gã khổng lồ tí hon" lại không ngừng bành trướng và ngày càng nhận nhiều ưu ái từ phía chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Những công ty này dù ít người biết đến, song lại đang ngày càng chứng minh được vị thế và vai trò của mình trong các lĩnh vực mũi nhọn trọng điểm như robot, máy tính lượng tử và chất bán dẫn.
Các startup Trung Quốc đang ngày càng chứng minh được vị thế và vai trò của mình trong các lĩnh vực mũi nhọn trọng điểm như robot, máy tính lượng tử và chất bán dẫn
Uisee, startup xe tự lái của ông Wu Ganshan là một trong số những công ty may mắn nhận danh hiệu ‘’gã khổng lồ tí hon’’ sau khi chính phủ xem xét tiềm năng công nghệ do công ty này phát triển. Uisee nhờ đó trở thành cục nam châm hút dòng vốn đầu tư từ nhiều quỹ lớn nhỏ, trong đó, 1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 157 triệu USD) là vốn đến từ quỹ đầu tư nhà nước. Startup này theo đó trở thành "kỳ lân" với định giá ít nhất 1 tỷ USD.
“Thật vinh dự khi được trở thành người khổng lồ tí hon. Mấu chốt vấn đề là các công ty phải sở hữu một số ưu điểm mà những doanh nghiệp khác không có”, ông Wu cho biết.
‘’Ngư ông đắc lợi’’
Chương trình tham vọng này của chính phủ Trung Quốc đã tồn tại hơn 1 thập kỷ, nhưng chỉ thực sự nổi lên sau khi Bắc Kinh siết gọng kìm với các đại gia công nghệ hàng đầu như Alibaba hay Tencent. Mác ‘’người khổng lồ tí hon’’ theo đó trở thành thước đo cho sự chứng thực từ phía chính phủ rằng những công ty này đã miễn nhiễm hoàn toàn với các lệnh trừng phạt và thanh trừng. Chủ tịch Tập Cận Bình trước đó cũng đã lên tiếng ủng hộ chương trình này.
"Chương trình giúp ích các công ty khởi nghiệp về mọi mặt. Đây vừa là khoản trợ cấp, vừa là niềm vinh dự lớn lao”, Lee Kai-Fu, Giám đốc công ty đầu tư mạo hiểm Sinovation cho biết.
Ant Group của tỷ phú Jack Ma là nạn nhân đầu tiên trong chiến dịch siết chặt kiểm soát các Big Tech của Trung Quốc
‘’Người khổng lồ tí hon’’ hiện là trọng tâm trong chiến lược tái thiết lập lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Trong 2 thập kỷ qua, quốc gia này chủ yếu học theo mô hình Thung lũng Silicon của Mỹ, tức thoải mái cho phép các doanh nghiệp theo đuổi tham vọng tăng trưởng. Nhờ vậy, nhiều gã khổng lồ đã được sinh ra tại đại lục, trong đó không thể không nhắc đến tập đoàn thương mại điện tử Alibaba và đế chế Internet Tencent.
Tuy nhiên, hồi năm ngoái, do lo ngại vị thế độc quyền của các doanh nghiệp này, Bắc Kinh đã buộc Alibaba và Tencent hạn chế sức mạnh trên thị trường. Lợi nhuận sẽ được phân phối lại cho các công ty, nhà phát triển ứng dụng quy mô nhỏ hơn, và dĩ nhiên, có cả các doanh nghiệp quốc doanh.
Ant Group của tỷ phú Jack Ma là nạn nhân đầu tiên của chiến dịch này khi bị đình chỉ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Alibaba cũng chịu án phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD sau khi Bắc Kinh siết chặt các Big Tech. Ngoài ra, ứng dụng gọi xe Didi Global cũng bị khai trừ khỏi các kho ứng dụng Trung Quốc chỉ vài ngày sau khi đạt vốn hóa 4,4 tỷ USD.
Chính vì vậy, các ‘’gã khổng lồ tí hon’’ nghiễm nhiên trở thành ‘’ngư ông đắc lợi’’ khi Bắc Kinh chuyển dần nguồn lực sang lĩnh vực công nghệ trọng điểm như chip hay phần mềm doanh nghiệp. Kể từ năm 2019, hơn 4.700 danh hiệu ‘’gã khổng lồ tí hon’’ đã được Bộ Công nghệ Trung Quốc trao tay nhiều công ty, đa số nằm trong lĩnh vực chất bán dẫn, máy móc và dược phẩm. Danh hiệu này đi kèm rất nhiều ưu đãi, chẳng hạn như cắt giảm thuế, nới lỏng tín dụng hay tạo thuận lợi cho các chính sách thu hút nhân tài.
“Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy công nghệ và khiến nước này trở nên cạnh tranh hơn’’, Yipin Ng, đối tác của quỹ đầu tư mạo hiểm Yunqi Partners cho biết.
Tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro
Khái niệm ‘’gã khổng lồ tí hon’’ xuất hiện ít nhất từ năm 2005, xong phải đến khi thương chiến Mỹ-Trung leo thang hồi năm 2018, Bắc Kinh mới nghiêm túc thúc đẩy chương trình này. Hàng nghìn tỷ USD đã được chính phủ phân bổ để theo đuổi mục tiêu sức mạnh kinh tế, ổn định xã hội và độc lập công nghệ.
Cho đến nay, Trung Quốc đã mở rộng quy mô chương trình ra hàng nghìn doanh nghiệp, trong đó, khoảng 1.000 "gã khổng lồ tí hon’’ được ưu tiên hàng đầu. Chỉ tính riêng trong tháng 1, Bộ Tài chính Trung Quốc đã chi ra ít nhất 10 tỷ nhân dân tệ trong tham vọng tạo ra 10.000 ‘’gã khổng lồ tí hon’’ từ nay đến năm 2025.
Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc đang tăng lên
Dẫu vậy, nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch này tiềm ẩn không ít rủi ro, bởi vị thế công nghệ Trung Quốc trong suốt nhiều thập kỷ qua chủ yếu đến từ việc cho phép các tập đoàn như Alibaba tự do bành trướng. Theo Giáo sư Barry Naughton của Đại học California, sự thay đổi này của giới chức đại lục có thể sẽ làm lãng phí tài nguyên và thất bại.
Dẫu vậy, các ‘’gã khổng lồ tí hon’’, trong đó có Startup về điện của ông Zhang Hui, lại đang nhận được ngày càng nhiều sự săn đón từ phía các quỹ đầu tư mạo hiểm. Ông Hui cho biết công ty của mình đã nhận được hơn 100 triệu nhân dân tệ đầu tư từ các quỹ do nhà nước hậu thuẫn.
"Dĩ nhiên các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ theo đuổi những gã khổng lồ tí hon như chúng tôi. Tôi không lấy gì là ngạc nhiên cả’’, ông Hui cho biết.
"Quy mô nhiều startup là rất nhỏ so với những tập đoàn đa quốc gia. Nhưng nếu chính phủ nhận ra tiềm năng của chúng trong tương lai, những startup này khả năng cao có thể trở thành người khổng lồ thực sự’’, bà Guan Yaxin, Giám đốc điều hành startup ForwardX Robotics cũng khẳng định.
Theo: Bloomberg
Doanh nghiệp và tiếp thị