6 kỳ vọng của nhân viên mà không phải người làm sếp nào cũng biết và đáp ứng được: Đã bao nhiêu lần bạn bỏ việc vì cấp trên thiếu những điều này?
Ngoài những mong muốn như được trả lương đúng hạn, có những lợi ích tối thiểu..., các nhân viên luôn có những kỳ vọng “vô hình” vào sếp của mình.
- 12-07-2018Thói quen khiến số đông mãi vẫn không thể làm giàu, chưa thay đổi thì chưa thể "phất lên"
- 12-07-2018Chuyên gia khuyên bạn nên nằm nghiêng khi ngủ: Hạn chế ngáy, đem lại lợi ích bất ngờ cho người bị bệnh dạ dày
- 12-07-2018Trước khi bước chân vào Hoàng gia Anh, Công nương Meghan không chỉ là diễn viên mà còn có một nghề tay trái thú vị ít người biết
1. Sự tôn trọng
Ông chủ có thể cho xuất bản những cuốn sổ tay nhân viên chứa đầy những quy tắc ứng xử nhưng chắc chắn nhân viên sẽ không đề cập tới nó mỗi khi họ gặp phải những hành vi hoặc hành động có vấn đề của người giám sát. Một bản quy tắc ứng xử không phải là điều kiện tất yếu.
Thay vào đó, các nhân viên có quyền mong rằng sếp sẽ tôn trọng họ bởi việc thiếu tôn trọng nhân viên là minh chứng cho một người thiếu chuyên nghiệp và không có lòng thương người. Họ cũng hy vọng nhận được sự tôn trọng xứng đáng với tài năng và kỹ năng mà họ đã đóng góp cho tổ chức, công ty.
Tuy nhiên, sự tôn trọng không thể chỉ xuất phát từ một phía. Sự tôn trọng mà các nhân viên kỳ vọng ở ông chủ của mình dựa trên một hợp đồng xã hội bất thành văn giữa ông chủ và nhân viên. Vì thế, các ông chủ cũng có quyền mong đợi nhận được sự tôn trọng từ những nhân viên của mình.
2. Đối xử bình đẳng
Các nhân viên luôn hy vọng được ông chủ đối xử công bằng và áp dụng nhất quán các chính sách ở nơi làm việc bất kể giới tính, quốc tịch, tôn giáo... Dù là nhân viên ở công ty nhỏ nhất hay nhân viên làm việc cho các tập toàn lớn, được đối xử bình đẳng vẫn luôn là một trong những kỳ vọng của họ.
3. Sự an toàn
Các ông chủ có nghĩa vụ đem đến cho nhân viên một môi trường làm việc an toàn. Điều này có nghĩa nhân viên có quyền mong đợi rằng họ sẽ không gặp phải bạo lực tại nơi làm việc, không phải tiếp xúc với các hóa chất và máy móc nguy hiểm...
Chẳng nhân viên nào muốn mạo hiểm mạng sống của mình chỉ vì đi làm cả. Đúng là có những ngành nghề mà nhân viên phải đối mặt với nguy cơ bị chấn thương bất cứ lúc nào như cảnh sát hay nhân viên cứu hỏa. Tuy nhiên, trong thâm tâm, họ vẫn luôn hy vọng có thể cùng nhau làm việc mà không phải lo lắng về các hành động đe dọa hoặc những điều kiện không an toàn tại nơi làm việc.
4. Sự giao tiếp, trao đổi
Câu thần chú mà các nhà lãnh đạo nguồn nhân lực tuyên bố là các ông chủ nên cung cấp cho nhân viên của họ những công cụ cần thiết để đạt được thành công.
Bắt đầu với một mô tả chính xác và cập nhật về công việc bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu khi tiếp nhận công việc, nhân viên sẽ biết được những kỳ vọng của sếp để có thể đóng góp ý kiến trong buổi họp và vượt qua những kỳ vọng đó.
Các nhân viên, ai cũng muốn là làm tốt công việc của mình nhưng nếu không có sự trao đổi, thông tin đầu vào và sự hướng dẫn của sếp, họ khó lòng đạt được thành công và phải đối mặt với nhiều khó khăn không cần thiết. Do đó, nhân viên luôn mong rằng sẽ được cung cấp các thông tin và hướng dẫn rõ ràng về nhiệm vụ công việc cũng như nhận được sự khen thưởng xứng đáng với biểu hiện của mình.
5. Sự công nhận
Tác giả Leigh Branham đã nghiên cứu hơn 19.000 cuộc phỏng vấn và khảo sát từ 1999 đến 2003 trước khi ghi lại những phát hiện của mình trong cuốn sách có tựa đề: "The 7 Hidden Reasons Employees Leave: How to Recognize the Subtle Signs and Act Before It's Too Late". Từ nghiên cứu, ông phát hiện ra rằng sự công nhận và phản hồi là hai yếu tố ở vị trí cao trong danh sách các lý do khiến các nhân viên bỏ việc.
Sự công nhận thường bị nhầm lẫn với khen tặng và trao thưởng - những vật chất hữu hình. Tuy nhiên cái mà nhân viên lại muốn nhận được trên hết là sự công nhân của sếp. Việc công nhận nhân viên là một cách ít tốn kém nhất nhưng lại hiệu quả trong việc thúc đẩy và giữ chân nhân viên.
Dòng chữ viết tay của sếp gửi nhân viên: "Cảm ơn bạn vì đã hoàn thành tốt công việc" chẳng tốn một đồng nào nhưng nó chính là sự động viên lớn của sếp dành cho nhân viên, lớn hơn cả tiền bạc, vật chất thông thường. Đồng thời, nó cũng có thể giúp các ông chủ nhìn nhận được chuyên môn của nhân viên.
6. Tương lai đầy ý nghĩa
Bất kỳ công việc nào cũng nên dẫn đến những điều có ý nghĩa và lớn lao. Sếp giỏi dành thì giờ để đào tạo nhân viên, giúp họ tiến bộ hơn, giỏi giang hơn và đủ khả năng làm những công việc có yêu cầu cao hơn, dù là ở một công ty khác.
Hãy hỏi nhân viên về kỳ vọng của họ. Họ muốn trở thành ai trong tương lai? Bạn muốn nhân viên quan tâm đến công việc và công ty, thì hãy cho họ thấy bạn quan tâm đến họ ra sao. Một trong những cách tốt nhất là đặt niềm tin và hy vọng vào tương lai xán lạn của nhân viên.
Chron