Những lễ hội hoa gây thất vọng, khách Việt chê "treo đầu dê, bán thịt chó"
Trước khi diễn ra, các sự kiện được quảng cáo, PR rầm rộ với những hình ảnh lung linh và kế hoạch tổ chức hoành tráng, khiến mọi người háo hức. Mong đợi là thế nhưng các lễ hội hoa đều gây thất vọng lớn cho khách tham quan.
- 03-03-2017Người dân la ó, đòi lại tiền vé ở lễ hội hoa hồng Bulgaria
- 03-03-2017Lễ hội hoa hồng Bulgaria: Người xem thất vọng vì hoa giả, hoa héo
- 03-03-20178/3 - Hãy tặng hoa kiểu Pháp cho nàng
- 03-03-2017Lễ hội hoa hồng ở Hà Nội: Người dân chen chúc mua vé từ sớm nhưng không được vào bên trong
1. Người dân la ó vì không được vào lễ hội hoa hồng Bulgaria
Nhân dịp Quốc khánh Bulgaria 3/3 và ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Đại sứ quán Bulgari và Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Bulgaria tổ chức sự kiện Lễ hội Hoa hồng Bulgaria & Bạn bè lớn nhất Việt Nam tại công viên Thống Nhất, Hà Nội. Theo lời quảng cáo, du khách tham dự có thể được thưởng thức vẻ đẹp của hơn 300 loài hoa hồng đến từ khắp thế giới. Ngoài ra, kế hoạch tổ chức sự kiện còn bao gồm nhiều hoạt động sôi nổi nhằm quảng bá văn hóa Bulgaria đến với người dân Việt Nam như cuộc thi bình chọn Queen of Rose, đêm hội hoa đăng "Bông hồng trao em", giới thiệu ẩm thực đường phố Bulgaria, diễu hành, xiếc và các hoạt động âm nhạc của nghệ sĩ hai nước....
Lễ hội hoa thật khác xa lời quảng cáo.
Tuy nhiên, ngay trong ngày khai mạc sự kiện, Lễ hội Hoa hồng Bulgaria đã gây nhiều thất vọng cho người dân. Nhiều người háo hức đến Công viên Thống Nhất vào đúng giờ khai mạc sự kiện (9h sáng - theo thông báo trên vé tham dự) nhưng lại không vào được bên trong vì ban tổ chức "hẹn buổi chiều sẽ đón khách". Rất nhiều chị em đã nghỉ làm, xúng xính váy áo để chụp ảnh cùng hoa hồng nhưng đành ra về.
Cổng chào được trang trí bằng hoa giả.
Theo ghi nhận, toàn cảnh trang trí lễ hội Hoa hồng cũng gây thất vọng cho khách tham dự bởi khác xa quảng cáo. Trái với hình ảnh quảng cáo cổng chào hoa hồng, vườn hồng lung linh, khu vực diễn ra lễ hội được trang trí với hoa hồng giả và những chậu hoa thưa thớt, nghèo nàn.
Lâu đài tình yêu trong quảng cáo và thực tế.
Các loài hoa hồng Bulgaria như trong quảng cáo cũng chưa xuất hiện, mà đa số là hoa hồng nội địa như hồng bạch vân khôi, hồng cổ Nam Định hoặc Sapa.
2. Lễ hội hoa tử đằng "giả"
Hồi tháng 5/2016, lễ hội hoa tử đằng Fuji Matsiru diễn ra tại một trung tâm thương mại thuộc Long Biên, Hà Nội đã khiến rất nhiều bạn trẻ thất vọng. Được quảng cáo với những hình ảnh lung linh cùng ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, Lễ hội hoa tử đằng khiến giới trẻ Hà Nội rất háo hức, mong chờ.
Đường hầm hoa tử đằng "giả" khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Tuy nhiên thực tế lại quá thất vọng vì con đường hoa thực tế chỉ dài 20 m và toàn bộ là hoa giả. Nhiều du khách nhận xét rằng, lễ hội hoa thực chất là một chiêu trò câu khách bởi ban tổ chức dường như dành nhiều sự quan tâm cho việc bố trí các gian hàng kinh doanh nhiều hơn.
Các hoạt động văn hóa, âm nhạc trong lễ hội hoa tử đằng không đủ để bù lại sự thất vọng của khách tham quan.
3. Lễ hội hoa anh đào "héo úa"
Hàng năm, Lễ hội hoa anh đào là hoạt động văn hóa thường xuyên được tổ chức tại Việt Nam vào khoảng tháng 4. Năm 2016, Lễ hội hoa anh đào diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long thu hút hàng vạn người tham gia. Tuy nhiên, khung cảnh trang trí sơ sài và những cây hoa anh đào héo khiến nhiều người thất vọng khi tới tham dự.
Nhiều người hụt hẫng nghĩ tận mắt nhìn thấy cây hoa anh đào héo úa.
Theo thông tin từ ban tổ chức, cây hoa anh đào duy nhất của lễ hội vốn được ghép từ 300 cành hoa thật và 300 cành hoa giả. Do sự không đồng nhất và thời tiết nắng nóng trong thời gian diễn ra sự kiện, những cành hoa anh đào từ đất nước Nhật Bản nhanh chóng bị héo khô.
Cây hoa anh đào "héo rũ" khiến những người khách thất vọng. Không mấy người hứng thú với việc chụp ảnh, check-in nữa.
Cây hoa anh đào được ghép từ 300 cành hoa thật và 300 cành hoa giả.