MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những loại rau và lẩu là "kẻ thù" của nhau: Đừng thấy ngon mà "cố đấm ăn xôi" để rồi rước hoạ!

08-12-2020 - 15:42 PM | Sống

Một số món lẩu khá "kén" rau và không phải loại rau nào cũng có thể ăn kèm. Không cẩn thận, ngon đâu chưa thấy, đã thấy "cập hại" vì sự kết hợp 'ngon miệng hại thân" rồi!

Thời tiết chuyển lạnh, lẩu trở thành một lựa chọn hoàn hảo trong các bữa ăn gia đình cũng như những lần tụ tập bạn bè bởi nguyên liệu phong phú, nhiều lựa chọn, ngồi "lai rai" được lâu. Bên cạnh cá, thịt, hải sản...., thì rau là đồ nhúng lẩu không thể thiếu. Nhiều người cho rằng, chỉ cần thích ăn rau gì thì nhúng lẩu rau đó mà không hề biết rằng có những loại rau tối kỵ cho vào lẩu bởi dễ sinh độc tố, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá, gây hại cho sức khoẻ.

Tuy nhiên, bạn nhớ không được kết hợp rau và lẩu tùy hứng nhé. Một số món lẩu khá "kén" rau và không phải loại rau nào cũng có thể ăn kèm bởi ngon đâu chưa thấy, đã thấy "cập hại". Dưới đây là những lưu ý khi ăn rau nhúng lẩu, bạn hãy bỏ túi ngay để có những bữa lẩu an toàn, ấm cúng, ngon miệng.

KHÔNG KẾT HỢP: 

Lẩu gà không nên ăn kèm rau kinh giới

Theo đông y, rau kinh giới có tính cay nóng, tân tán còn thịt gà lại thuộc phong mộc, có tính can ôn, nếu ăn chung kinh giới với thịt gà thì hai loại thực phẩm tương khắc này có thể khiến bạn chóng mặt, ù tai thậm chí run rẩy toàn thân, ngứa ngáy khó chịu. Nếu muốn cho kinh giới vào ăn lẩu, hãy kết hợp với các loại thịt, hải sản khác không phải gà.

Những loại rau và lẩu là kẻ thù của nhau: Đừng thấy ngon mà cố đấm ăn xôi để rồi rước hoạ!  - Ảnh 1.

Lẩu hải sản không nên ăn kèm cà chua

Những món giàu Vitamin C rất kỵ với hải sản, trong khi đó cà chua lại chứa rất nhiều Vitamin C. Khi kết hợp với asen pentavenlent có trong tôm, cua, sò ốc… sẽ tạo thành Asen Trioxide. Nếu ăn nhiều, có thể bạn sẽ đối mặt với nguy cơ ngộ độc, thậm chí là nguy hiểm tính mạng.

Lẩu bò không nên ăn kèm rau mồng tơi

Trong Đông y, thịt bò có tính ôn (ấm) còn rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy…

Kết hợp 2 thứ này lại sẽ khiến người ăn bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng thì gây táo bón.

Lẩu riêu cua không nên ăn kèm với cần tây, khoai lang, khoai tây, giá đỗ

Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

Bên cạnh đó, giá đỗ cũng là loại rau ngon, thông dụng trong các món xào, nấu canh và ăn sống. Giá đỗ lại nhanh chín nên để nhúng lẩu dường như là lựa chọn tuyệt vời. Nhưng với lẩu riêu cua, bạn không nên dùng giá đỗ để nhúng kèm bởi nó tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Những loại rau và lẩu là kẻ thù của nhau: Đừng thấy ngon mà cố đấm ăn xôi để rồi rước hoạ!  - Ảnh 2.

Cách chọn rau phù hợp với từng món lẩu

Với từng loại lẩu sẽ có những loại rau ăn kèm khác nhau như:

Lẩu riêu cua: Nên ăn kèm với rau sống, hoa chuối thái mỏng… 

Lẩu ốc: Rau tía tô thái nhỏ, rau muống chẻ, đậu phụ… 

Lẩu vịt: Rau ngổ, rau muống… 

Lẩu gà: Rau cải xanh, bắp chuối, rau muống, ngải cứu… 

Lẩu bò: Dứa, chuối xanh, rau cải thảo, rau cải ngọt, cải thìa… 

Lẩu hải sản: Hành tươi, dứa, các loại rau thơm, rau muống, rau cần, cải ngồng…

Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn chọn đúng loại rau cho nồi lẩu của mình để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.

Những lưu ý khi ăn lẩu

Không nên ăn quá 2 tiếng

Lẩu là món ăn lai rai nên người ta thường ăn uống kết hợp trò chuyện trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc ăn lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa. Do đó, bạn chỉ nên ngồi không quá 2 tiếng.

Tối đa chỉ nên ăn một tuần một lần

Lẩu có nhiều loại gia vị, nhiều mỡ, nhiều đạm nên không thể ăn thường xuyên, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... Bạn chỉ nên ăn tối đa mỗi tuần một lần.

Những loại rau và lẩu là kẻ thù của nhau: Đừng thấy ngon mà cố đấm ăn xôi để rồi rước hoạ!  - Ảnh 3.

Thay nước lẩu sau một tiếng

Nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể, nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.

Nên ăn thêm tinh bột

Lẩu rất giàu protein và chất béo. Do đó, bạn nên ăn kèm cơm, bún, mỳ để giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Những người không nên ăn lẩu:

Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.

Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.

Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm.

(Tổng hợp)

Theo PV

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên