MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được

18-11-2020 - 16:38 PM | Sống

Những nhà sưu tầm đồ cổ phải bỏ hàng chục triệu đô để sở hữu những món đồ này, thậm chí phải tranh giành quyết liệt trong những phiên đấu giá.

    Chiếc bình cổ có niên đại từ nhà Thanh, Trung Quốc


    Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được  - Ảnh 1.

    Chiếc bình cổ có niên đại từ nhà Thanh, Trung Quốc



Món đồ cổ đắt giá nhất hành tinh thuộc về chiếc bình cổ được làm vào năm 1740 từ thời nhà Thanh của đất nước Trung Quốc. Chiếc bình trông rất đẹp, được làm bằng vàng với sự kết hợp hài hòa giữa màu vàng nhạt và màu xanh da trời cùng 4 họa tiết như cá và hoa.

Phiên đấu giá chiếc bình này cũng là một trong những giao dịch đắt tiền nhất đã từng được thực hiện từ trước tới nay. Giá trị của chiếc bình không chỉ dừng lại bởi chất liệu, sự tinh xảo mà chính bởi giá trị lịch sử và tính độc tôn của nó. 

Bạn có thể tưởng tượng được không, mức giá cao vút của chiếc bình này là 80,2 triệu USD.

Sổ chép tay Leicester của danh họa thiên tài Leonardo da Vinci

Sổ chép tay của danh Leonardo da Vinci được viết vào khoảng năm 1508. Nó nằm trong số 30 cuốn ghi chép trong suốt cuộc đời của ông. 

Cuốn sổ gồm có 72 trang giấy với chất liệu đặc biệt là vải lanh, chứa đựng hơn 300 ghi chú, các bản vẽ chi tiết liên quan đến đề tài nghiên cứu về nước và sự chuyển động của nước; các nghiên cứu phác thảo của bức họa nổi tiếng Mona Lisa; sự giải thích về các hóa thạch được tìm thấy,..

Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được  - Ảnh 2.

Sổ chép tay Leicester của danh họa thiên tài Leonardo da Vinci

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì cuốn sổ chỉ là cuốn sổ ghi chép bình thường. Điều khiến cho nó trở nên đặc biệt và nổi tiếng là cuốn sổ được chính chủ nhân của mình viết bằng kĩ thuật mirror writing độc đáo. 

Cách viết ngược từ phải sang trái này sẽ khiến cho người đọc bắt buộc phải sử dụng một chiếc gương khi muốn đọc nó. Nhiều người cho rằng, ông làm thế để giữ bí mật các nghiên cứu của mình nhưng cũng có thể đấy mới là phong cách riêng của Leonardo da Vinci.

Tỉ phú Mỹ Bill Gates chính là người gần đây nhất sở hữu cuốn sổ này với giá 30,8 triệu USD tại một cuộc đấu giá khiến nó trở thành cuốn sách đắt nhất thế giới hiện nay. Cuốn sổ được đặt theo tên Bá tước Leicester, người đầu tiên mua được nó vào năm 1719.

    Tủ đựng rượu từ thế kỷ 18


Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được  - Ảnh 3.

Tủ đựng rượu từ thế kỷ 18.

Không có gì là ngạc nhiên nếu chiếc tủ đựng rượu này đạt mức giá kỷ lục 30,4 triệu USD bởi nó là một trong những đồ nội thất tinh tế nhất được chế tác tại Florence trong thời gia đình Medici thống trị.

Người ta đã và mất sáu năm với 30 người thợ thủ công mới hoàn thành được tuyệt phẩm  này. Chiếc tủ cao 12 feet này được làm liên tục trong 6 năm với 30 thợ thủ công lành nghề. Nó được làm bằng đá quý đã được đánh bóng và đá màu. Ngoài ra trên nóc tủ còn có một chiếc đồng hồ và được đánh dấu bằng biểu tượng hoa loa kèn (fleur-de-lis) khiến nó càng trở nên lung linh và quyền quý.

Hiện nay nó đang được trưng bày tại Bảo tàng Liechtenstein, nơi mà khách viếng thăm bảo tàng có thể tự do chiêm ngưỡng, không giống như nhiều cổ vật khác trong các bộ sưu tập tư nhân.

    Chiếc bình cổ xanh - trắng được lên men màu hồng Moonflask

    Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được  - Ảnh 4.

    Chiếc bình cổ xanh - trắng được lên men màu hồng Moonflask.

    Thêm một chiếc bình cổ của Trung Quốc lọt vào top những món đồ cổ đắt nhất thế giới. Chiếc bình Moonflask này mang đậm phong cách của thế kỉ 15 và được ông vua nổi tiếng Càn Long đặt bút tích tới 6 lần từ năm 1736 đến năm 1795. Chiếc bình cao 48,9 cm với sự chạm khắc rất điêu luyện và tinh tế. Trên chiếc bình có khắc 2 con phượng hoàng và một viên ngọc đỏ rực bằng men màu hồng. Năm 1987, chiếc bình cổ xanh - trắng tuyệt đẹp này được chào bán tại Sotheby – Hồng Kông với mức giá 15,1 triệu USD.

    Chiếc sừng thủ công Olyphant

Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được  - Ảnh 5.

Chiếc sừng thủ công Olyphant – Giá 16,9 triệu USD

    Không chắc rằng ai đó sẽ dùng một chiếc sừng chiến đấu có trị giá hơn 10 triệu bảng Anh trên mặt trận, nhưng đây chính xác là những gì mà Olyphant thể hiện – một chiếc sừng chiến đấu hay được gọi là sừng săn bắn. Cổ vật tuyệt vời này không nghi ngờ gì là cổ vật đắt giá nhất từng được đem ra đấu giá tại Bắc Âu, và nó được chế tác vào thế kỷ 11. Trên thực tế, chỉ còn có sáu cổ vật tương tự tồn tại trên thế giới.

    Bình ba chân được làm bằng vàng từ thời nhà Minh

Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được  - Ảnh 6.

Bình ba chân được làm bằng vàng từ thời nhà Minh.

Với chất liệu vàng ròng 18 carat và tôn tạo bằng nhiều loại đá quý như hồng ngọc, ngọc trai tự nhiên, ngọc bích và khoáng chất crizoberyl,...chiếc bình cổ 3 chân có niên đại từ thời kỳ Xuande của nhà Minh (triều đại của Trung Quốc nổi tiếng với sự giàu có và xa hoa) đã trở thành một trong những món đồ cổ có giá trị nhất trên thế giới. Nó có mặt trong cuộc đấu giá do nhà Sotheby tổ chức vào năm 2008 ở Hồng Kông với mức 15 triệu USD.

    Chiếc vương miện Tiara

Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được  - Ảnh 7.

Chiếc vương miện Tiara

Chiếc vương miện quý hiếm và xinh đẹp này là món quà mà Hoàng tử Đức Guido Henckel von Donnersmarck trao cho người vợ thứ 2 của mình là công chúa Thụy Điển Katharina. Chiếc vương miện Tiara được gắn 11 viên đá quý ngọc lục bảo hình quả lê 500 carat và kim cương Shizuka, trọng lượng khoảng 101,27 carat. Trong một cuộc đấu giá tại Ganeva, nó đã được bán với giá 12,1 triệu USD.

    Bức Illustrated Folio do Shah Ba Tư chế tác

Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được  - Ảnh 8.

Bức Illustrated Folio do Shah Ba Tư chế tác.

Bức Illustrated Folio do Shah Ba Tư chế tác vào khoảng những năm 1500 là mẫu vật hoàn hảo về nghệ thuật Hồi giáo đắt nhất từng được đấu giá hoặc mua bán với mức giá 12,2 triệu USD. Đây là một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo nhất, một bản thảo minh họa tinh tế nhất từ trước đến nay. Nó có giá trị to lớn về mặt lịch sử bởi đây là cảnh sử thi của quốc gia Ba Tư

    Bàn thư ký cổ của gia đình Goddard và Townsend

    Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được  - Ảnh 9.

    Bàn thư ký cổ của gia đình Goddard và Townsend.

    Một báu vật về đồ cổ đáng khao khát của các nhà sưu tầm là chiếc bàn thư kí cổ của hai gia đình Goddard và Townsend sống ở Mỹ vào thế kỉ 18. Họ sống tại khu dân cư chuyên nghề mộc tại Rhode Island nên chiếc bàn này ngoài phong cách Chippendale của gia đình thì nó còn đạt đến độ tinh xảo về kĩ thuật chạm khắc và hoa văn cũng như chất liệu gỗ tạo ra nó. Chiếc bàn này nằm trong khoảng 7 đến 9 chiếc còn tồn tại. Chủ nhân mới của nó là gia đình Brown tại cuộc đấu giá do Christie's tổ chức tại New York (Mỹ) vào năm 1989 với giá xấp xỉ 12 triệu USD.

    Chiếc liễn đựng súp Hoàng gia Đức

Những món đồ cổ đắt nhất thế giới, giá trị đều không dưới hàng chục triệu USD: Muốn sưu tầm phải tranh giành quyết liệt mới có được  - Ảnh 10.

Chiếc liễn đựng súp Hoàng gia Đức.

Chiếc liễn đựng súp Hoàng gia Đức từ thời Louis 15 là một trong những món đồ cổ có giá trị khiến cho người ta cảm thấy rất thú vị. Thú vị bởi nó chỉ là một chiếc bát để ăn súp mà có giá tới gần 10,4 triệu USD. Có lẽ đây chỉ là bữa ăn dành cho các vị hoàng đế. Tuy nhiên đây cũng là một kiệt tác nghệ thuật. 

Nắp của chiếc liễn này được khắc hình hoa văn rất đẹp với phong cảnh thiên nhiên yên bình của vùng quê như thực vật, cá và gia cầm. Đây là một trong những sản phẩm bằng bạc tinh tế nhất còn sót lại đến bây giờ khi không bị tịch thu để đem nung chảy nhằm hỗ trợ kinh phí chiến tranh trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. 

Món đồ cổ này xuất hiện lần cuối cùng tại phiên đấu giá nhà Sotheby vào tháng 11 năm 1996 nhưng lại không ai rõ danh tính của người chủ sở hữu nó.

Ngọc Châu - Webuy

Trí thức trẻ

Trở lên trên