Những người có 10 thói quen này tế bào ung thư sẽ luôn tránh xa
Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên hình thành 10 thói quen tốt này.
- 15-10-2022Bác sĩ Bệnh viện K điểm danh: 6 nguyên nhân dễ mắc ung thư vòm họng
- 14-10-20226 món quen mặt có khả năng chống ung thư, hỗ trợ giảm cân đến bác sĩ cũng phải khen ngợi
- 13-10-2022Mật ong đại bổ nhưng nhớ tránh 3 điều để không nuôi lớn tế bào ung thư
- 12-10-20221 điểm trên cơ thể có mùi hôi là dấu hiệu nguy cơ ung thư gan
Chúng ta thường thắc mắc về nguyên nhân của bệnh ung thư. Nhưng sự thật là, rất ít bệnh ung thư có một nguyên nhân rõ ràng. Hầu hết các bệnh ung thư phát triển do sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau (như tuổi già, hút thuốc lá hoặc không bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời). Và đôi khi ung thư phát triển ở những người không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào đã biết.
Ung thư có thể ngăn ngừa được!
Tin tốt là nhờ nghiên cứu, chúng ta đã hiểu rõ hơn về cách bệnh ung thư phát triển và cách ngăn ngừa nó. Bằng cách nâng cao kiến thức của bạn về các yếu tố nguy cơ khác nhau và thực hiện một vài thay đổi đơn giản đối với những thứ bạn ăn, uống, hít thở và làm hàng ngày, bạn có thể hành động và giảm nguy cơ ung thư của mình!
Theo Healthline, các nghiên cứu cho thấy những thay đổi đơn giản trong lối sống, chẳng hạn như tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, có thể ngăn ngừa 30-50% tất cả các bệnh ung thư.
Và dưới đây là 10 thói quen tốt mà những người có ít nguy cơ bị ung thư thường làm mà bạn nên học theo.
1. Ăn một số ít các loại hạt mỗi ngày
Đậu phộng, óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ cười… đều là những loại hạt thông dụng trong cuộc sống, chứa nhiều axit béo không no, chất chống oxy hóa và nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe của cơ thể. Vì vậy bạn nên ăn một ít các loại hạt hằng ngày. Nhưng phải chọn những loại hạt có chất lượng tốt, những loại hạt bị mốc và đắng thì phải vứt bỏ.
2. Bổ sung vitamin D để ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vitamin D trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư, vì vậy bạn nên tập trung vào việc bổ sung vitamin D.
Vitamin D có thể lấy từ cá biển sâu, lòng đỏ trứng, nấm, và dầu gan cá. Trên thực tế, cách dễ nhất và tiết kiệm chi phí để có được vitamin D là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (trong khoảng thời gian từ 7-9 giờ sáng hoặc sớm hơn tùy theo mùa), điều này có lợi cho quá trình tổng hợp vitamin D của cơ thể.
3. Dành ít thời gian để ngồi
Ngồi trong thời gian dài là một lối sống không lành mạnh có thể gây căng thẳng cho nhiều cơ quan, đặc biệt là tuyến tiền liệt, đồng thời làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngồi trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Vì vậy, bạn nên luôn tự dặn mình không nên ngồi lâu, và nên đứng lên, vận động vài phút một lần.
4. Có chất lượng giấc ngủ tốt
Chất lượng giấc ngủ càng tốt thì nguy cơ mắc bệnh hoặc ung thư càng thấp. Chất lượng giấc ngủ tốt được đề cập ở đây không có nghĩa là thời gian ngủ dài mà là thời gian ngủ đạt từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, trạng thái tinh thần tốt sau khi thức dậy vào ngày hôm sau.
Thường xuyên thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc, làm ca đêm thường xuyên có thể gây rối loạn hệ thống nội tiết và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư phụ thuộc vào hormone, chẳng hạn như ung thư vú và tuyến tiền liệt.
5. Thích uống trà xanh
Uống trà xanh không chỉ bổ sung nước cho cơ thể mà nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể quét sạch các gốc tự do và ngăn chặn quá trình oxy hóa gây hại cho tế bào và mô.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không nên uống trà quá nóng, trên 65 độ C, để không làm tổn thương thực quản và niêm mạc miệng.
6. Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống
Mặc dù chất xơ không thể cung cấp calo cho cơ thể, cũng không phải là chất dinh dưỡng chính, nhưng chất xơ có lợi cho sức khỏe của chúng ta, cụ thể là làm giảm nguy cơ mắc bệnh, nguy cơ ung thư ruột kết.
Nó có thể được lấy từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau tươi và trái cây.
7. Thích uống sữa đậu nành
Nguyên liệu của sữa đậu nành là hạt đậu nành, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm thực vật, isoflavone đậu nành… có lợi cho sức khỏe cơ thể, giúp điều hòa cân bằng estrogen.
8. Hiếm khi ăn đồ chiên rán
Thực phẩm chiên, tẩm ướp và nướng đều chứa chất gây ung thư, thỉnh thoảng ăn một hoặc hai lần để thỏa cơn thèm cũng không gây ra vấn đề gì quá nghiêm trọng nhưng bạn phải kiểm soát số lượng và tần suất tiêu thụ.
9. Tập thể dục mỗi ngày
Tuân thủ việc tập thể dục mỗi ngày có thể tăng cường thể chất, giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm nguy cơ ung thư. Bạn không cần thiết phải tập quá nặng, đổ mồ hôi nhiều, chỉ cần đổ mồ hôi một chút và đảm bảo rằng bạn tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày là được.
10. Tầm soát ung thư thường xuyên
Tầm soát ung thư thường xuyên có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn đầu càng sớm càng tốt. Nên lựa chọn các hạng mục tầm soát theo độ tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, thói quen sinh hoạt… như nội soi tầm soát ung thư đại trực tràng, chụp CT xoắn ốc liều thấp tầm soát ung thư phổi…
Bạn cũng có thể khám ung thư toàn diện, kiểm tra phòng ngừa vài năm một lần.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Trí thức trẻ